Chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều Bài học thành công từ lịch sử của Nhật Bản

532

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 12 Bài học thành công từ lịch sử của Nhật Bản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Bài học thành công từ lịch sử của Nhật Bản

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục III: Nêu và nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản.

Lời giải:

- Những bài học thành công của Nhật Bản:

+ Coi trọng nhân tố con người.

+ Phát huy vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

+ Cải tiến hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất

+ Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa.

- Nhận xét:

+ Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.

+ Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

Câu hỏi trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Dựa vào thông tin mục III: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

(*) Tham khảo: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, em ấn tượng với bài học coi trọng nhân tố con người. Vì: Nhật bản luôn coi con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nhật Bản rất quan tâm tới phát triển giáo dục, nhờ vậy, nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm ưu việt, như:

+ Luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,...; Có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...

+ Có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

Luyện tập và Vận dụng (trang 39)

Luyện tập 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Thiết kế trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.

Lời giải:

(*) Trục thời gian tham khảo

Thiết kế trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay

Vận dụng 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trong những thành tựu của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Giới thiệu thành tựu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu cầu Se-to Nai-kan

Trong những thành tựu của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay, em ấn tượng với thành tựu nào nhất?

     Nhật Bản do 4 đảo chủ yếu và nhiều đảo nhỏ hơn tổ chức thành. Ngày 10/4/1988, cầu lớn Seto Naikai - công trình lớn nhất đất nước mặt trời mọc lúc bấy giờ - được thông xe, nối liền 4 đảo bằng duy nhất một đường sắt. Người ta có thể đáp xe lửa nhanh chóng từ Hokkaido lạnh như Sibir, xuyên qua Honshu đến bến cảng Kyushu khí hậu á nhiệt đới và đền miếu khói hương nhộn nhịp trên đảo Shikoku phía Nam. Chiếc cầu mới bắc ngang Seto Naikai - Biển Trong - một trong những vùng nước đẹp nhất thế giới.

     Cầu bắt đầu từ Thương Phu đảo Honshu, tận cùng ở Bản Xuất đảo Shikoku, đường bệ bắc ngang 5 đảo nhỏ, tổng chiều dài 12 km. Nói một cách chính xác, đó là nhiều cây cầu nối liền nhau bởi ba cầu cáp treo, hai cầu kéo xiên, một cầu có dầm và năm cầu bắc dàn cao. Hai cầu kéo xiên mỗi cái dài 792 m, được xếp vào loại dài nhất thế giới.

     Cầu Nam dài nhất là cầu cáp treo có khẩu độ lên tới 1.100 m, là cầu cáp treo dài thứ năm trên thế giới. Tháp làm bằng thép, hai đầu cầu cao 194 km, cao hơn tháp Vàng Lớn nhiều, khoảng chừng bằng 2/3 độ cao tháp Eiffel. Dây cáp thép sử dụng dựng cầu có thể quấn 3 vòng quanh trái đất. Khi triều lên, thân cầu cao hơn mặt nước 65 m, có thể để tàu chở khách và tàu chở dầu đi thông suốt không mắc phải trở ngại nào.

     Cầu lớn Seto Naikai có kết cấu hai tầng cầu công lộ và cầu đường sắt. Tầng trên là công lộ cao tốc bốn xe đi vừa, tầng dưới là đường xe lửa bao gồm tuyến chính. Cầu lớn trải thời gian 10 năm xây xong, 17 người chết. Nhân lực khoảng 5.000 người với gần 70.000 giờ công. Cầu lớn có thể chịu đựng động đất cấp 8,5. Tuy Biển Trong vẫn được ngợi khen là nơi không bị động đất đe doạ, nhưng ai cũng biết Nhật Bản là khu chịu nhiều động đất có tiếng.

     Cầu Seto Naikai tuy rất lớn, nhưng so với chiếc cầu hai tầng công lộ đường sắt nối liền đảo Honshu với đảo Shikoku thì vẫn phải chịu nhiều thua kém. Chiếc cầu mang tên Acasi Caikioo này có khẩu độ 1.700 m, là cầu cáp treo dài nhất thế giới.

     Sự phát triển này đã mang những ảnh hưởng lớn lao tới đảo Shikoku. Shikoku là đảo nhỏ nhất trong 4 đảo, lại nằm trong vùng hẻo lánh, chỉ có khách hành hương lai vãng chứ chẳng mấy du khách tới nơi đây thăm quan. Người hành hương tới đây để thăm quan 88 đền miếu. Nếu đi bộ phải mất tới hai tháng mới xong.

(Nguồn: sách 100 kì quan thế giới)

Vận dụng 3 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lựa chọn một trong những bài học từ thành công của Nhật Bản và đề xuất một số giải pháp có thể vận dụng vào công cuộc Đổi mới của Việt Nam.

Lời giải:

- Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một số bài học cụ thể có thể kể tới, như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Vận dụng 4 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về sự phát triển “thần kì” kinh tế của Nhật Bản. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học?

Lời giải:

- Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ) với tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỉ USD.

+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản, cùng với Mỹ và Tây Âu.

+ Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới như ra-đi-ô, ti-vi, tủ lạnh, ô tô, xe gắn máy,... Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối đảo Hôn-su và đảo Hô-cai-đô, cầu đường bộ dài 9,4 km nối đảo Hôn-su và đảo Xi-cô-cư,...

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá