Chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

28

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử lớp 12Một số tín ngưỡng ở Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

1. Thờ cúng tổ tiên

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

Lời giải:

- Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xuất hiện từ xa xưa và tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng và phổ biến nhất.

- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

+ Niềm tin cho rằng linh hồn của người đã chết vẫn còn hiện hữu trong đời sống và có ảnh hưởng đến người thân trong gia đình, dòng họ.

+ Sự tưởng nhớ, kính trọng và lòng biết ơn của người đang sống đối với các thế hệ tiền nhân đặc biệt là ông bà, cha mẹ đã qua đời.

+ Ảnh hưởng từ các yếu tố Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo,...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu trong mục I và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

Đọc thông tin, tư liệu trong mục I và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng

Lời giải:

Những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam:

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện chủ yếu ở việc lập bàn thờ và hoạt động cúng lễ, giỗ.

+ Bàn thờ tổ tiên theo truyền thống được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà, gồm có: ngai thờ, bài vị (hoặc thần chủ), bát hương, đĩa đèn, bình hoa, mâm hoa quả,...

+ Hoạt động cúng lễ được tiến hành vào ngày mồng một, ngày rằm, ngày tết truyền thống và những dịp khác, tuỳ theo niềm tin hoặc nhu cấu tâm linh của gia chủ.

+ Giỗ là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để tưởng nhớ ngày người thân qua đời theo âm lịch.

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn gắn với một số hoạt động khác như: xây dụng nhà thờ họ, chung ruộng hương hoả, tảo mộ,...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hoá của người Việt?

Lời giải:

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

- Thể hiện ý thức hướng về nguồn cội;

- Phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

2. Thờ Quốc tổ Hùng Vương

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin và tư liệu, nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương ở Việt Nam bắt nguồn từ sự tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng, là những người đứng đầu nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của người Việt.

- Theo truyền thống, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu trong mục 2 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.Đọc thông tin, tư liệu trong mục 2 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ

Lời giải:

Nét chính về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương biểu hiện trước hết ở hoạt động thờ cúng các Vua Hùng và hướng về ngày giỗ Tổ, với lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) được tổ chức trên quy mô lớn.

- Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương còn biểu hiện qua hệ thống cơ sở thờ các Vua Hùng ở nhiều nơi trên cả nước như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Đền thờ Vua Hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đền Hùng tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Đền thờ Vua Hùng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai,... Trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là trung tâm thờ tự lớn nhất,...

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 12: Theo em, tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương có ý nghĩa và vai trò như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt?

Lời giải:

Ý nghĩa:

- Thể hiện ý thức hướng về nguồn cội;

- Phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

3. Thờ Mẫu

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 12

Lời giải:

- Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hoá truyền thống của người Việt.

- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu:

+ Chế độ mẫu hệ thời nguyên thuỷ và tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như nữ thần Mặt Trời nữ thần Mặt Trăng

+ Theo thời gian hệ thống nữ thần được bổ sung. Một số nữ thần được tôn vinh là “Mẫu”, như Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Y A Na,…

+ Từ khoảng thế kỉ XVI XVII, tục thờ nữ thần mẫu th

Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình ảnh, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu

Lời giải:

- Đối tượng thờ cúng gồm nhiều vị thần khác nhau.

+ Khi phát triển thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, đối tượng thờ cúng chủ yếu là Ngọc Hoàng, Tam toà Thánh Mẫu, Ngũ vị tôn quan, các vị châu Bà, các ông Hoàng, các Cô, các Cậu Quận,....

+ Việc thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, gắn liền với mong muốn cầu tài, lộc, sức khoẻ.

- Hệ thống nghi lễ và lễ hội đa dạng và có nhiều nét đặc sắc.

+ Nghi lễ nổi bật là: Hầu bóng (lên đồng) và hệ thống lễ hội “Tháng Tám giỗ Cha”, “Tháng Ba giỗ Mẹ".

+ Ở Trung Bộ và Nam Bộ, gắn liền với tục thờ Mẫu và thờ Nữ thần còn có hình thức diễn xướng Múa bóng (múa dâng lễ trong các nghi lễ) và Hát bóng rối, thường được tổ chức tại các đền.

4. Thờ Thành hoàng

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam có nguồn gốc từ tục thờ thổ thần (thần bản địa) ở các làng xóm.

- Trong quá trình phát triển, do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và chính sách của nhà nước quân chủ, việc thờ thổ thần từng bước được thay thế bằng thờ Thành hoàng.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam.

Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam

Lời giải:

- Đối tượng thờ cúng: đa dạng, gồm:

+ Thành hoàng là thiên thần (thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp,... );

+ Thành hoàng là nhiên thần (thần Nước, thần Đất, thần Núi,... );

+ Thành hoàng là nhân thần (nhân vật lịch sử, danh nhân, người lập làng,... ).

- Địa điểm thờ là đình làng - trung tâm hành chính và sinh hoạt cộng đồng quan trọng nhất ở làng xã Việt Nam truyền thống. Bàn thờ Thành hoàng được đặt ở đình trong - khu vực được coi là linh thiêng và quan trọng nhất của đình làng.

- Hoạt động thờ cúng được thực hiện vào nhiều dịp trong năm. Nhiều làng xã còn tổ chức lễ tế tại đình làng. Lễ tế là nghi lễ tôn vinh Thành hoàng, được tiến hành trang nghiêm với hệ thống nghi thức chặt chẽ.

5. Thờ anh hùng dân tộc

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc ở Việt Nam.

Lời giải:

- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc xuất phát từ sự tưởng nhớ và biết ơn những người có công lao đối với cộng đồng, đất nước, đặc biệt là những người có đóng góp lớn trong sự nghiệp giữ nước.

- Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc còn xuất phát từ mong muốn nhận được sự phù hộ, bảo vệ từ vong linh của các vị anh hùng đối với cá nhân và cộng đồng.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh trong mục 5, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh trong mục 5, nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ anh hùng

Lời giải:

Nét chính về tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc

- Biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc là xây dựng cơ sở thờ tự, thực hiện thờ cúng, tổ chức lễ hội.

+ Xây dựng cơ sở thờ tự lăng, mộ, đền thờ, miếu thờ, tượng đài, nhà tưởng niệm...

+ Thực hiện thờ cúng dâng hương, hoa và đồ lễ theo định kì, vào ngày giỗ,

+ Tổ chức lễ hội: với các nghi thức như rước đèn, rước kiệu,... và các cuộc thi đấu, trò chơi dân gian.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giới thiệu những anh hùng dân tộc hoặc người có công lao với cộng đồng được thờ ở địa phương em.

Lời giải:

Ở Việt Nam, bên cạnh những anh hùng dân tộc được thờ nhiều nơi trên cả nước như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, ... còn có những nhân vật có công lao với cộng đồng, được thờ phổ biến ở một số vùng miền, địa phương nhất định, như Nguyễn Hữu Cảnh, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên hộ Dương (tức Võ Duy Dương), Thủ khoa Huân (tức Nguyễn Hữu Huân), ... ở Nam Bộ.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo

II. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

III. Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá