Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ
Đề bài: Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
(Cây đàn muôn điệu)
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 1
Ta có thể hiểu, thơ là một thể loại có nhiều cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, không bị lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và mỗi người đều có cách cảm nhận riêng và thể hiện cảm xúc đó. Điều đó sẽ tạo nên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khác nhau cho mỗi bài thơ. Thơ là một thể loại nghệ thuật đa dạng, phong phú và đầy sức gợi. Mỗi bài thơ là một thế giới riêng biệt, mang theo những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật độc đáo, được tạo nên từ cách cảm nhận và thể hiện riêng của mỗi tác giả và mỗi người đọc. Thơ ca cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho con người.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 2
Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
Trước hết chúng ta cần xác định Nàng Thơ là gì, đàn muôn điệu là gì? Nàng Thơ được hiểu một cách đơn giản đó là nguồn cảm hứng trong tâm hồn thi sĩ để sáng tác thơ. Nàng Thơ còn là hình bóng trong mộng của nhiều thi nhân, là điểm bắt đầu của nhiều tác phẩm kinh điển mang màu sắc thương nhớ. Đàn muôn điệu có nghĩa là một cây đàn có nốt trầm nốt bổng vì thế một bản đàn sẽ có khúc thăng hoa, khúc trầm lặng, khúc hạnh phúc, khúc đau khổ. Như vậy, qua đây em hiểu câu nói của Thế Lữ “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”, tức là với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do… thật ấn tượng.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 3
Qua hai câu thơ trong “Cây đàn muôn điệu” của tác giả Thế Lữ, tác giả đã chia sẻ về quan niệm thơ ca. Với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do… Thơ ca là tiếng nói của đời sống, vì vậy thơ ca luôn có sức sống dồi dào. Thế Lữ là người cầm bút, vì vậy, ông hiểu rõ nguồn cảm hứng bất tận đến từ thơ ca. Thơ đem đến niềm vui và giúp con người trở nên phong phú, đa sắc màu hơn.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 4
Thế Lữ cho rằng thơ ca là một nghệ thuật đa dạng, phong phú, có khả năng thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Hình ảnh "đàn muôn điệu" tượng trưng cho âm nhạc, gợi lên sự du dương, êm ái và khả năng truyền tải cảm xúc một cách tinh tế. "Bút muôn màu" tượng trưng cho hội họa, gợi lên sự sinh động, phong phú và khả năng miêu tả thế giới một cách chân thực. Sự kết hợp giữa "đàn muôn điệu" và "bút muôn màu" cho thấy Thế Lữ quan niệm thơ ca là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và hội họa, giữa cảm xúc và hình ảnh. Nhờ đó, thơ ca có thể khơi gợi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc, giúp họ hiểu và đồng cảm với thế giới xung quanh.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 5
Quan niệm của Thế Lữ về thơ ca là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Nó đã góp phần khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người. Ông ví von Nàng Thơ như một nghệ sĩ tài hoa, sở hữu cả âm nhạc du dương và hội họa sinh động để thổi hồn vào thơ ca. Sự kết hợp "đàn muôn điệu" và "bút muôn màu" cho thấy Thế Lữ quan niệm thơ ca là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và hội họa, giữa cảm xúc và hình ảnh. Nhờ đó, thơ ca có thể khơi gợi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc, giúp họ hiểu và đồng cảm với thế giới xung quanh. Quan niệm của Thế Lữ đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời mở ra những hướng đi mới cho sự phát triển của thơ ca hiện đại.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 6
Quan niệm của Thế Lữ về thơ ca, "Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu/ Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu," thể hiện sự phong phú và đa dạng của thi ca trong cuộc sống và nghệ thuật. Thơ ca được ví như cây đàn với muôn điệu nhạc, có khả năng biểu đạt mọi cảm xúc, từ vui vẻ đến buồn bã, từ niềm hy vọng đến nỗi tuyệt vọng. Đồng thời, thơ ca còn được so sánh với bút có muôn màu sắc, có thể vẽ nên những bức tranh sống động và đa dạng về đời sống, thiên nhiên, con người và những khía cạnh tinh tế của tâm hồn. Quan niệm này cho thấy sự sáng tạo vô hạn và khả năng biểu đạt sâu sắc của thơ ca. Thơ không chỉ là công cụ để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc mà còn là phương tiện để khám phá và truyền tải những điều sâu sắc nhất của cuộc sống. Nhờ sự đa dạng và phong phú đó, thơ ca trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình và thế giới xung quanh. Thế Lữ đã khẳng định rằng, thơ ca không chỉ là nghệ thuật ngôn từ mà còn là nghệ thuật của tâm hồn, đem lại cho người đọc những trải nghiệm thẩm mỹ độc đáo và sâu sắc.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan niệm về thơ ca của Thế Lữ - Mẫu 7
(1) Quan niệm về thơ ca của Thế Lữ là một quan niệm mang đậm màu sắc cá nhân, thể hiện rõ cái tôi của nhà thơ trong sáng tác. (2) Theo Thế Lữ, thơ là một hình thức nghệ thuật có sức mạnh vô cùng to lớn và không có giới hạn. (3) Với những vần thơ, ông có thể ngân lên muôn ngàn giai điệu, có thể diễn tả vô vàn những cung bậc cảm xúc của con người dù là hỉ nộ hay ái ố. (4) Và cũng chính những vần thơ ấy, còn có thể giúp ông tái hiện lại thế giới muôn hình vạn trạng ở trước mắt, tạc nên những thế giới của kí ức, thậm chí là của tương lai hay trong mộng ước của nhà thơ. (5) Thế Lữ đã khái quát những sức mạnh kì diệu ấy của thơ ca qua điệp ngữ “Với Nàng Thơ, tôi có”, nhằm nhấn mạnh những điều mà mình có thể làm được qua vần thơ. (6) Từ đó, gián tiếp khẳng định những giá trị to lớn mà thơ ca đem lại cho cuộc sống, cho con người và cho văn đàn. (7) Em rất đồng tình với quan niệm đó của Thế Lữ, bởi ngay từ khi con chữ chưa có hình hài, thì con người ta đã biết dùng thơ ca để giãi bày tình cảm, cảm xúc cũng như ghi lại những bài học, tri thức tiếp nhận được. (8) Điều đó thể hiện rõ qua sự tồn tại của kho tàng ca dao, tục ngữ, đồng dao mà bao đời nay con người vẫn đọc và lưu truyền qua từng thế hệ. (9) Và tiếp đó, qua từng thế hệ nhà văn, thơ ca lại càng thêm hoàn thiện, càng thêm phát triển mạnh mẽ hơn nữa để cống hiến cho đời.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 3 (trang 64 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: