Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 9 trang 67 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

800

Tài liệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 9 trang 67 Tập 2

1. Thông tin khách quan và ý kiến chủ quan

- Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan của người viết là yêu cầu quan trọng đối với việc đọc hiểu văn bản nghị luận. Nó giúp người đọc kiểm tra, đánh giá được độ tin cậy, thuyết phục của lập luận và từng bước phát triển tư duy phản biện.

- Thông tin khách quan thường được thể hiện ở dạng bản tin, số liệu thống kê, phát hiện của các nhà nghiên cứu, kết quả thí nghiệm,...

- Ý kiến chủ quan thường được đánh dấu bằng những cách diễn đạt như: tôi nghĩ, tôi tin, tôi cảm thấy, theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần,..; hoặc các từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận xét như: thích, ghét, thú vị, rất đáng ghi nhận, thật sự có giá trị,...

2. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng

- Trên sách báo, ta có thể gặp tên của một số tố chức quốc tế được viết tắt. Tên viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép những chữ cái đầu tiên của các từ trong tên gọi đầy đủ (thường bằng tiếng Anh). Ví dụ: ASEAN là tên viết tắt của Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á); WTO là tên viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới);... Trong tạo lập văn bản, việc sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế như vậy cần tuân theo một số quy định.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá