Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Lấy ví dụ minh hoạ

115

Trả lời Câu 3 trang 62 Ngữ văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập lớp 9 trang 62 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 62 Tập 2

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn:

 

Câu rút gọn

Câu đặc biệt

Giống nhau

Có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ.

Khác nhau

- Khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

- Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.

 

 

- Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

Ví dụ:

- Cậu có đi học không? 

- Không đi. 

→ Câu rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

 

 

- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu

- Không thể khôi phục lại được.

 

Ví dụ:

Đồng chí!

 
Đánh giá

0

0 đánh giá