Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) sách Cánh diều. Bài viết gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X). Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Phần 1: 16 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Câu 1. Vương quốc Đva-ra-va-ti được hình thành ở khu vực nào của Đông Nam Á ngày nay?
A. Bán đảo Mã Lai.
B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi.
C. Lưu vực sông Mê Nam.
D. Miền Trung Việt Nam.
Đáp án: C
Lời giải: Tại lưu vực sông Mê Nam, người môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti.
Câu 2. Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi các vương quốc phong kiến của tộc người nào đã được hình thành
A. Người Miến.
B. Người Môn.
C. Người Việt.
D. Người Khơ-me.
Đáp án: B
Lời giải: Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn đã thành lập Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu.
Câu 3. Vương quốc Sri Kse-tra do tộc người nào thành lập?
A. Người Pi-u.
B. Người Môn.
C. Người Thái.
D. Người Việt.
Đáp án: A
Lời giải: Vương quốc Sri Kse-tra do người Pi-u thành lập (trang 50/SGK).
Câu 4. Trong những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến kim loại gì?
A. Nhôm
B. Vàng
C. Sắt
D. Đồng
Đáp án: C
Lời giải: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt trong sản xuất nên kinh tế nông nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, góp phần hình thành nên các vương quốc phong kiến ở khu vực này.
Câu 5. Vương quốc Chân Lạp được hình thành tại
A. hạ lưu sông Iraoađi.
B. lưu vực sông Hồng.
C. lưu vực sông Đà.
D. hạ lưu sông Sê Mun.
Đáp án: D
Lời giải: Vương quốc Chân Lạp được hình thành tại hạ lưu sông Sê Mun (SGK – trang 51)
Câu 6. Khu vực nào dưới đây được coi là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a?
A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Bắc Phi.
D. Bắc Mĩ.
Đáp án: A
Lời giải: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
Câu 7. Các vương quốc phong kiến hải đảo ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế
A. nông nghiệp.
B. thương nghiệp, hàng hải.
C. chăn nuôi gia súc.
D. dịch vụ.
Đáp án: B
Lời giải: Các vương quốc phong kiến hải đảo ở Đông Nam Á có ưu thế phát triển kinh tế thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật như hương liệu, gia vị,… cho thương nhân nước ngoài.
Câu 8. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì
A. phong kiến.
B. chiếm hữu nô lệ.
C. nguyên thủy.
D. cổ đại.
Đáp án: A
Lời giải: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì phong kiến.
Câu 9. Một trong những sản vật nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A.quả nho.
B. gia vị (quế, đại hồi...).
C. quả chà là.
D. dầu ô-liu.
Đáp án: B
Lời giải: Nguồn sản vật nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gia vị (quế, đại hồi, nghệ, đậu khấu...) (trang 51/SGK).
Câu 10. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến nào?
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt.
C. Chân Lạp.
D. Chăm-pa.
Đáp án: D
Lời giải: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến Cham-pa.
Câu 11. Điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vương quốc sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á phát triển nền kinh tế
A. thủ công nghiệp.
B. dịch vụ.
C. nông nghiệp.
D. công nghiệp.
Đáp án: C
Lời giải: Với địa hình đa dạng, khí hậu gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.
Câu 12. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá
A. Hy Lạp.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. La Mã.
Đáp án: B
Lời giải: Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ (chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, kiến trúc,…..)
Câu hỏi vận dụng
Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng về cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.
C. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
D. Nhu cầu đoàn kết chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Đáp án: D
Lời giải:
- Vào những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt trong sản xuất nên kinh tế nông nghiệp phát triển. Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện và dần hình thành nên các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á.
- Các nước tư bản phương Tây tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á trong khoảng giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX => đáp án D không phù hợp.
Câu 14. Điểm chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Tất cả các quốc gia đều giáp biển.
B. Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới.
C. Khí hậu khô, nóng, rất ít mưa.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi gió mùa.
Đáp án: D
Lời giải: Các nước Đông Nam Á đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi gió mùa (2 mùa gió chính là: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam), tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho các vương quốc ở Đông Nam Á?
A. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước.
B. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt...
C. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống.
D. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa.
Đáp án: B
Lời giải:
- Các nước Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các loài động - thực vật, đặc biệt rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Đồng thời tạo ra địa bàn sinh sống lý tưởng cho con người trong buổi đầu lịch sử. Mặt khác, do án ngữ ở vị trí “ngã tư đường” giao thông quốc tế, nên ở khu vực Đông Nam Á sớm diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các quốc gia khác.
- Hạn chế của điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á: chịu nhiều ảnh hưởng của các thiên tai như: bão, lũ lụt…
Câu 16. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về sự phát triển của các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
A. Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ hơn.
B. Hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện.
C. Kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp tiếp tục phát triển.
D. Nhiều vương quốc cổ được hình thành (Văn Lang, Phù Nam,…)
Đáp án: D
Lời giải
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển.
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của vua được tăng cường với hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện.
+ Trên nền tảng các vương quốc cổ, kinh tế của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á tiếp tục phát triển.
- Nhiều vương quốc cổ được hình thành (Văn Lang, Phù Nam,…) thuộc thời kì từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII => Phản ánh không đúng về sự phát triển của các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Phần 2: Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở đông nam á (từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
- Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
+ Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á, bao gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
+ Là cầu nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) và 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a).
2. Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
- Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.
- Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.
- Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.
- Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.
- Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-lay-u; Ta-ru-ma, Can-tô-li.
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành và phát triển:
+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên hình thành
+ Tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Đva-ra-va-ti thành lập
+ Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a.
+ Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành
+ Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành.
- Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện.
- Các vương quốc lục địa có ưu thế phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo có ưu thế phát triển thương nghiệp, hải cảng...
Bài giảng Lịch sử 6 Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) - Cánh diều
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Trắc nghiệm Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở đông nam á (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
Trắc nghiệm Bài 12: Nước Văn Lang
Trắc nghiệm Bài 13: Nước Âu Lạc