TOP 20 Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời 2024 SIÊU HAY

124

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời

TOP 20 Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời.

Dàn ý Đoạn văn suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời

a. Mở đoạn: Trình bày suy nghĩ về truyện mà em cho là đặc sắc, thích nhất. Ví dụ: Em thích nhất là truyện Thần Trụ Trời

b. Thân đoạn

- Tóm tắt nội dung cốt truyện.

- Phát biểu cảm nghĩ:

+ Thích thú, ngạc nhiên trước vóc dáng của Thần.

+ Vô cùng cảm phục những đức tính tốt của Thần.

+ Truyện hay, hấp dẫn vì có những chi tiết kì lạ.

c. Kết đoạn: Suy nghĩ bài học, cảm nhận của bản thân về truyện Thần trụ trời. Ví dụ: Noi gương thần, em sẽ chăm chỉ, cần cù trong việc học.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 1

Lí giải về sự hình thành của con người, hiện tượng tự nhiên, văn hóa, ...có rất nhiều cách và truyện thần thoại cũng là một trong những nơi được gửi gắm. Thần Trụ trời là một truyện thần thoại em cảm thấy đặc sắc và để lại cho em những bài học ý nghĩa. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, xuất hiện một vị thần khổng lồ. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Em thực sự ấn tượng với cách miêu tả về ngoại hình của vị thần với đôi chân dài, bước một bước là đi từ vùng này tới vùng nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Chi tiết đó đã lột tả được sức mạnh thần kì, phi thường của thần Trụ trời và chính sức mạnh đó đã tạo nên trời, đất như ngày nay. Ngoài ra, ta có thể thấy được tình thương mà thần Trụ trời gửi gắm bởi nếu không có tình cảm ấy thì thần không nhọc công, một mình đắp cột chống trời. Không chỉ là sự yêu thương, đó còn là sự kiên trì, quyết tâm, nhẫn nại. Đó là tất cả những lí do khiến em muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về thần thoại Thần Trụ trời.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 2

Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.

Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.

Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 3

Từ trước đến nay, tôi đã học được rất nhiều câu chuyện thần thoại hay và thú vị, nhưng câu chuyện tôi thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc câu chuyện đó, tôi không khỏi suy nghĩ và không khỏi xúc động. Truyện kể rằng vào thời trời đất còn hỗn loạn, tăm tối, có một vị thần khổng lồ. Thần dựng trời cao, rồi đào đất, nặn đá, dựng cột chống trời, khi trời đất phân tranh thì thần phá trụ. Sau khi hoàn thành công việc, xác bay lên trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Ồ! Tôi thích thân hình to lớn của thần rất nhiều vì tôi thấp và gầy. Tôi đã nhìn thấy những người to cao, nhưng không ai giống như thần. Tôi cứ ước, giá như mình có một thân hình và đôi tay như thần thánh, tôi sẽ là một cầu thủ xuất sắc, chỉ cần một bước chân là tôi có thể sút bóng vào khung thành đối phương. Thật thú vị! Không những thế, tôi còn ngưỡng mộ Chúa vô cùng. Chúa có rất nhiều đức tính tốt mà tôi không có. Trước hết, tôi yêu tất cả các loài động vật. Nếu không có tình yêu, tôi đã không nhọc công ngẩng đầu lên trời, kiên nhẫn đào đất, dựng cột chống trời. Làm công việc đó, thần vừa thể hiện tình yêu thương muôn loài, vừa thể hiện sự quyết tâm, cần cù, chịu khó. Khi xong việc, thần không đợi muôn loài báo đáp, lặng lẽ bay về trời, để lại những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ không có ai trên thế giới này có những đức tính tốt như Chúa. Câu chuyện về Thần Trụ Trời. là một câu chuyện thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm cổ xưa về sự hình thành của trời và đất.

TOP 20 Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 4

Kho tàng văn học sẽ thật sự thiếu sót nếu vắng đi những câu chuyện thần thoại kì ảo và đầy tính lí thú. Trải qua hàng triệu năm thịnh suy của thế gian, những đồn thổi về thần trụ trời vẫn luôn là nhiều bí ẩn và bất kì ai cũng muốn tường tận về vị thần có công khai mở trời đất này. Từ thuở trời đất hoà làm một, vũ trụ chỉ là một cái hố đen ngòm và hỗn độn, vạn vật chưa sinh sôi nãy nở, xung quanh chỉ là một màu đen kịt. Lúc ấy có một vị thần cao to, đầu đội trời, chân đạp đất, bước một bước có thể đi từ vùng này đến vùng khác, người ta vẫn tương truyền ông là thần trụ trời. Ông có công xây cột chống trời, đến khi trời khô, cái cột ấy được phá đi, những mãnh vỡ văng ra tạo thành núi, gò đồi, … Mặt đất vuông vắn, trời như cái bát úp, nơi giao nhau là đường chân trời. Đó chỉ là những lời lưu truyền về vị thần này, nhưng những kiến thức đó lại mang dấu ấn về sự hiểu biết của người cổ đại về sự hành thành thế giới xung quanh, về lịch sử hình thành đất trời, là những kiến thức ban đầu để tạo nên các tư tưởng trong hành trình đi về cội nguồn của loài người.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 5

Từ khi em còn nhỏ, em đã nghe rất nhiều truyện thần thoại, nhưng trong số đó, truyện em yêu thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc câu chuyện này, em không thể không suy nghĩ và không bị cảm động. Trong thời kỳ thế giới chưa được hình thành, tối tăm và hỗn loạn, có một vị thần khổng lồ. Thần đeo trời, đào đất, xây dựng cột chống trời. Khi thế giới được tạo ra, thần lại phá hủy cột. Khi công việc kết thúc, thần trở về trời, để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Em thích thú với hình ảnh khổng lồ của thần và em cảm phục những phẩm chất tốt của ông. Thần trụ trời là một trong những truyện thần thoại mà em yêu thích nhất, giúp em hiểu được tư tưởng của người xưa về sự hình thành thế giới.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 6

Em đã có dịp được đọc rất nhiều truyện thần thoại thú vị và lôi cuốn, nhưng truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là truyện Thần Trụ Trời. Câu chuyện đưa người đọc về thế giới thần thoại khi mà đất trời còn trong hỗn độn và tối tăm. Sự xuất hiện của vị thần khổng lồ đã một phen thay đổi trời đất. Với sức mạnh phi thường, thần ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Chính thần là người đã đẩy vòm trời lên cao, giúp trời đất phân đôi. Để có đồi núi, gò đống, thần phá cột chống trời, lấy đá và đất ném đi tứ tung. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng, thành đại dương bao la và xanh biếc. Người ta gọi vị thần ấy là thần Trụ Trời. Khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, thần về lại trời, để loài người tiếp tục sinh sôi, phát triển. Thần Trụ Trời đã khiến người đọc hình dung về không gian đất trời huyền bí từ xa xưa, nơi mà con người chưa hề đi đến. Sự xuất hiện của vị thần như tô đậm thêm tính chất bí ẩn, giúp người đọc như được bước vào xứ sở của thần tiên. Vì thế, không gian cũng có thể là một yếu tố giúp câu chuyện thêm phần kịch tính. Bên cạnh đó, vị thần Trụ Trời - nhân vật chính của tác phẩm là vị thần toàn năng của trí tưởng tượng. Họ cho rằng, trời đất do các vị thần tạo ra, sự xuất hiện của thần cũng là cách để họ lý giải về việc hình thành thế gian hay ao hồ, núi non. Không chỉ thế, vị thần ấy còn là biểu tượng cho tình yêu thương, sự chăm chỉ, sức mạnh và khát vọng mở rộng khai hoang, khám phá, chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời xa xưa. Có thể nói Thần Trụ Trời là câu chuyện giúp người đọc hiểu hơn quan niệm về thế giới, thần linh của người nguyên thủy và khơi gợi trí tưởng tượng phong phú. Tuy nhiên, mỗi chúng ta khi đang đọc truyện thần thoại cần tôn trọng và biết ơn đến sự sáng tạo của ông cha ta đã tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quý báu. Mỗi câu chuyện là những bài học, lời răn dạy của cha ông về việc uống nước nhớ nguồn và việc cần trau dồi bản thân để gắng sức góp phần phát triển quê hương.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 7

Từ trước đến nay, em đã học được nhiều truyện thần thoại hấp dẫn và thú vị, nhưng truyện mà em yêu thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc truyện đó, em không thể ngừng suy nghĩ và cảm xúc của mình. Truyện kể rằng trong thời kỳ đất trời vẫn đang hỗn loạn và tối tăm, có một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần đã mở ra ánh sáng nơi đây, thần đội trời và xúc đất, đá để xây thành cột chống trời. Khi trời đất được phân đôi, thần phá tan cột đi. Sau đó, thần trở về trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Thật tuyệt vời! Em ngưỡng mộ thân hình khổng lồ của thần và sức mạnh khủng khiếp nâng cả trời của thần. Em cảm tưởng đối với thần con người thật nhỏ bé. Em ước mình có thân hình và đôi tay như thần để trở thành một cầu thủ bóng đá xuất sắc, chỉ cần một bước là có thể sút bóng vào khung thành đối phương. Thật thú vị! Hơn nữa, em cảm phục thần vô cùng. Thần có những đức tính tốt mà em cần học hỏi. Đầu tiên, thần yêu thương mọi loài. Nếu không có tình yêu thương, thần chắc chẳng thể mệt mỏi đội trời lên và đào đất để xây cột chống trời. Qua công việc đó, thần thể hiện tình yêu thương đối với mọi loài và cũng thể hiện quyết tâm cùng sự siêng năng và chăm chỉ. Khi hoàn thành công việc, thần không đợi mọi loài báo đáp, mà điềm tĩnh trở về trời, để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới, để mọi loài có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Em nghĩ không ai trên thế giới này có những đức tính tốt như thần. Truyện Thần Trụ Trời là một truyền thuyết em yêu thích, giúp em hiểu được quan niệm của người xưa về sự hình thành của trời đất.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 8

Truyện Thần Trụ Trời nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm truyện thần thoại suy vi, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi những tình tiết kỳ ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Cột dùng đầu đội trời rồi dùng tay bới đất dựng lên một cây cột vừa cao vừa to chống trời. Sau một thời gian, thấy cột khô cứng, thần phá cột ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia của trời đất, nguyên nhân hình thành nhiều bề mặt địa hình như sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột Trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết đó đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 9

Nhắc đến truyện thần thoại, có rất câu chuyện để lý giải về nguồn gốc của con người, hiện tượng tự nhiên hay văn hóa. Một trong những truyện thần thoại đặc sắc là Thần Trụ Trời, nơi mà em tìm thấy những bài học ý nghĩa. Truyện kể rằng trong thời kì trời đất còn hỗn loạn và tối tăm, một vị thần khổng lồ xuất hiện. Ban đầu, trời và đất gắn liền nhau. Sau đó, Thần Trụ trời đào và đắp, xây dựng cột đá cao lên và đẩy vòm trời lên phía mây xanh tối. Nhờ đó, trời và đất mới được phân chia. Thần đã tạo lập ra nơi sinh sống cho loài người bằng thân hình và đôi bàn tay của mình. Em thật sự ấn tượng với sự miêu tả về ngoại hình của thần. Người có đôi chân dài và bước đi từ vùng này sang vùng khác, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Chi tiết này tường minh hóa sức mạnh phi thường và thần kỳ của Thần Trụ trời. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy tình yêu thương mà Thần Trụ trời gửi gắm, bởi nếu không có tình yêu đó, thần sẽ không xây cột trời cho riêng mình, khi hoàn thành thần bay về trời mà không cần báo đáp. Cùng với việc gánh trời, đạp đất công việc thần gánh vác không hề nhỏ điều này không chỉ thể hiện tình yêu thương mà còn biểu thị sự kiên trì, quyết tâm và nhẫn nại. 

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 10

Kho tàng văn học sẽ thiếu sót nếu không có những câu chuyện thần thoại kỳ ảo và hấp dẫn. Suốt hàng triệu năm, thế giới đã trải qua sự thịnh vượng và suy tàn, nhưng những câu chuyện về thần trụ vẫn giữ lại nhiều bí ẩn mà ai cũng muốn khám phá. Từ khi trời và đất hoà làm một, vũ trụ chỉ là một cái hố đen tối tăm và hỗn loạn, không gian xung quanh chỉ toàn màu đen. Lúc đó, có một vị thần vĩ đại, đầu chạm trời, chân đạp đất, bước đi có thể dạo chơi khắp mọi vùng trời. Người ta truyền rằng ông là thần trụ trời. Ông đã xây cột để chống trời, cho đến khi trời khô cạn, cột đó bị phá vỡ và những mảnh vụn bay ra tạo nên núi non, đồi núi,... Mặt đất phẳng lặng, trời giống như cái đĩa úp ngược, nơi hai mặt giao nhau là đường chân trời. Đó là những truyền thuyết về vị thần tạo nên thế giới này, những kiến thức đó ghi dấu về sự hiểu biết của người cổ đại về sự hình thành thế giới xung quanh, về lịch sử hình thành trái đất và bầu trời. Chúng là những kiến thức ban đầu định hình các tư tưởng trong cuộc hành trình tìm về nguồn gốc của loài người.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 11

Trong vô số những nhân vật thần thoại Việt Nam, em yêu thích nhất là nhân vật Thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời là một người rất có trách nhiệm. Bởi hành động làm nên trời đất, xây cột trụ để ngăn cách trời không phải một một lần là được, hành động cho thấy thần có trách nhiệm với công việc do mình lựa chọn. Nếu người có một thói lười biếng hay thì đã không chọn công việc nặng nhọc như vậy rồi. Tiếp theo là tính kiên trì, tính kiên trì thể hiện khá rõ nét qua những việc người đã làm. Công việc xây dựng trời đất phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn mới thành công được. Và để thành công thì kiên trì là thứ không thể thiếu được, thần trụ trời cũng không ngoại lệ. Cuối cùng là sự mạnh mẽ và chín chắn đã được thể hiện qua nhiều chi tiết khi ngài đã đập chiếc cột do mình bỏ bao công sức xây dựng để tạo nên những hòn núi chót vót và những đồng bằng, cao nguyên. Sự chín chắn thể hiện qua việc phân chia vai chò cho nhiều vị thần khác về công việc họ cần làm và nên làm.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 12

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với nhân vật thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời có thân hình vô cùng to lớn. Vào buổi sơ khai, khi trời đất chỉ là một đám hỗn độn, chưa có muôn vật và loài người, thần đã dùng đầu đội trời rồi lấy tay đào đất đắp thành cột to, cao chống trời. Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột, ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau như sông, hồ, núi, cao nguyên, đồi,.... Câu chuyện về thần Trụ Trời đã cho em hiểu thêm về cách người xưa lý giải về sự phân chia trời đất và quá trình hình thành các dạng bề mặt địa hình khác nhau.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Thần Trụ Trời - Mẫu 13

Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đập vỡ nó tạo ra những núi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”. Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên. Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc. Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chính là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn. Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện. Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước dấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh. Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động, thể hiện khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả còn bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dân đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.

Đánh giá

0

0 đánh giá