Soạn bài Sông Đáy | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

1.1 K

Tài liệu soạn bài Sông Đáy Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Sông Đáy

Nội dung chính: Bài thơ cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông Đáy. Từ đó, bộc lộ tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông.

Soạn bài Sông Đáy | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 (ảnh 1)

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nội dung bao quát của bài thơ là gì?

Trả lời:

Bài thơ kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung.

Trả lời:

- Thể thơ: Tự do

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình: từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về, giúp mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn, nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

- Hình tượng mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17, giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 

- Phép so sánh mẹ tôi đã già như cát trên bờ: Hình bóng mẹ giờ chỉ thấy như cát trên bờ, khô cạn,…

- Điệp ngữ Sông Đáy ơi: dấu hiệu của sự muộn màng, vẫn chiều nay tôi trở lại bên dòng sông xưa nhưng mẹ đã mất. 

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích hình ảnh con Sông Đáy được gợi tả trong bài thơ.

Trả lời:

- Hai khổ thơ đầu: Sông Đáy với những kỉ niệm, kí ức tuổi thơ và hình ảnh mẹ. 

Sông Đáy chảy vào cuộc đời tôi: Cuộc đời tôi như dòng chảy của dòng sông và ngược lại, dòng sông như dòng máu chảy trong cuộc đời tác giả.

+ Hình ảnh mẹ gánh nặng, lưng ướt đẫm mồ hôi: Sự vất vả, hi sinh thầm lặng của mẹ.

→ Mẹ và dòng sông như hòa làm một, tình mẹ như dòng sông Đáy theo con suốt cả cuộc đời.

Người bước hụt: Sự hụt hẫng, thiếu vắng trong lòng con trong thời gian sống xa quê hương.

+ Trong cơn mơ với âm thanh cá quẫy tuột câu cũng khiến tác giả nghẹn ngào, khóc nấc. 

→ Nỗi nhớ ấy khiến con mong dòng sông có thể đưa con về quê hương, dâng nước lấp đầy khoảng trống trong đôi mắt khô cạn chờ ngày trở về. Con nhớ quê và nhớ mẹ đến mức nào cũng không bằng sự chờ đợi, mong ngóng của mẹ dành cho con. 

- Khổ thơ tiếp theo: Sông Đáy thực tại cùng sự tiếc nuối khi tình yêu dang dở.

Cánh buồm cổ tích, đôi môi màu dâu chín: Những kỉ niệm, kí ức đẹp đẽ về tình yêu lứa đôi.

Sang đò một ngày sông vắng nước”: duyên phận lỡ làng, dở dang. Em đã sang ngang khi sông vắng nước, khi anh rời xa quê hương lập nghiệp

→ Sông Đáy như chứng kiến đoạn tình duyên ngắn ngủi giữa đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng lại không đến được với nhau. 

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?

Trả lời:

- Tác giả đã xa quê nhiều năm, lòng luôn hướng về quê hương với nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua hình ảnh sông Đáy, qua những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với dòng sông.

- Dòng sông cũng chính là mẹ, là tình yêu quê hương tha thiết của một người con xa xứ. Sông Đáy đã trở thành một phần thể xác của nhân vật trữ tình, một phần quan trọng mang cả sự sống và linh hồn của tác giả. Cuộc đời tôi như dòng chảy của dòng sông và ngược lại, dòng sông như dòng máu chảy trong cuộc đời tác giả. Gắn liền với dòng chảy ấy là hình ảnh mẹ: Mẹ và dòng sông như hòa làm một, tình mẹ như dòng sông Đáy theo con suốt cả cuộc đời. Hình ảnh mẹ tôi gánh nặng gợi những vất vả, gian truân đầy hi sinh của mẹ. Mẹ phải làm lũ từ sớm tới tận chiều mới trở về, tấm lưng ướt đẫm ấy khiến con vô cùng xót xa, biết ơn, kính trọng. Mỗi khi tôi dụi mặt vào tấm lưng mẹ, tôi lại thấy dường như mảnh sông Đáy thân thuộc lại xuất hiện, dòng sông mát như tình mẹ dạt dào chảy vào cuộc đời con. 

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: Quê hương

- Căn cứ:

+ Nhan đề: dòng sông quê hương

+ Miêu tả về mẹ xuất hiện xuyên suốt từ đầu tới cuối bài thơ như một điệp khúc lặp đi lặp lại trong tâm trí của đứa con xa quê, làm sống dậy những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình.

+ Ký ức tuổi thơ ở quê hương một phần của tuổi trẻ, phần kí ức ngọt ngào đẹp đẽ chẳng thể quên, là hình ảnh gắn kết tác giả với con sông Đáy quê hương.

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Bài thơ là bức tranh về con sông Đáy qua bốn mùa, khắc họa sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.

Câu 7 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, hãy chia sẻ về hình ảnh một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.

Trả lời:

Sông Hương là một con sông nổi tiếng tại miền Trung Việt Nam, chảy qua thành phố Huế. Hình ảnh của sông Hương với dòng nước êm đềm, những bờ cát trắng và những hàng cây xanh mát đã để lại trong em những ấn tượng tuyệt vời về vẻ đẹp tự nhiên của quê hương. Sông Hương cũng là biểu tượng văn hóa và lịch sử của Huế, với những cây cầu cổ kính và các công trình kiến trúc độc đáo nằm dọc theo bờ sông. Sông Hương mang đến cho em cảm giác yên bình và thanh thản, và là một nơi lý tưởng để thư giãn và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá