Sách bài tập Tin học 6 Bài 16 (Kết nối tri thức): Các cấu trúc điều khiển

5.5 K

Với giải sách bài tập Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Tin học lớp 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Câu 16.1 trang 59 SBT Tin học lớp 6: Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?

A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp                              B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán

C. Rẽ nhánh, lặp và gán                                   D. Tuần tự, lặp và gán

Trả lời

Cấu trúc điều khiển cơ bản gồm 3 loại là: Tuần tự, rẽ nhánh, lặp

Đáp án A

Câu 16.2 trang 59 SBT Tin học lớp 6: Cấu trúc tuần tự là gì?

A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ

B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện

C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo

D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một bước của thuật toán

Trả lời

Phần Kiến thức mới ý 1 trang 74 sgk Tin học 6

Đáp án B

Câu 16.3 trang 59 SBT Tin học lớp 6: Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?

A. 1                        B. 2                        C. 3                        D. 4

Trả lời

Cấu trúc rẽ nhánh gồm 2 loại là: dạng đủ và dạnh thiếu

Đáp án B

Câu 16.4 trang 59 SBT Tin học lớp 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước

B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vòng lặp kết thúc

C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước

D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau

Trả lời

Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp, có thể kiểm tra trước hoặc sau với số lần lặp không được xác định trước

Đáp án A

Câu 16.5 trang 60 SBT Tin học lớp 6: Trong các sơ đồ khối sau, sơ đồ khối nào thể hiện cấu trúc lặp kiểm soát điều kiện sau?

 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Trả lời

Sơ đồ C, D thể hiện cấu trúc lặp trong đó câu C kiểm soát điều kiện trước còn câu D kiểm soát sau

Đáp án D

Câu 16.6 trang 60 SBT Tin học lớp 6: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: “Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập râu. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi.”

Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?

A. Cấu trúc tuần tự                                B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

C. Cấu trúc lặp                                      D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Trả lời

Các bước rửa rau được thực hiện lần lượt từ bước đầu tiên là cho rau vào chậu và kết thúc là đổ hết nước trong chậu đi

Đáp án A

Câu 16.7 trang 60 SBT Tin học lớp 6: Câu: “Nếu bạn Hoa ốm phải nghỉ học, em sẽ chép bài giúp bạn” thể hiện cấu trúc điều khiển dạng nào?

A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ                 B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

C. Cấu trúc lặp                                      D. Cấu trúc tuần tự

Trả lời

Cấu trúc rẽ nhánh với chỉ một nhánh lựa chọn

Đáp án B

Câu 16.8 trang 60 SBT Tin học lớp 6: Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau:

Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước

Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?

A. Cấu trúc tuần tự                                          B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

C. Cấu trúc lặp                                                D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Trả lời

Có hai giả thiết trong cấu trúc của bạn Hoàng

Đáp án D

Câu 16.9 trang 60 SBT Tin học lớp 6: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?

A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ                           B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

C. Cấu trúc lặp                                                D. Cấu trúc tuần tự

Trả lời

Để chú mèo có thể liên tục di chuyển đến khi gặp phải chú chó (điều kiện dừng lại) ta dùng cấu trúc lặp

Đáp án C

Câu 16.10 trang 61 SBT Tin học lớp 6: Cho sơ đồ khối sau:

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

a) Sơ đồ khối thể hiện cấu trúc điều khiển nào?

A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ                           B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

C. Cấu trúc lặp                                                D. Cấu trúc tuần tự

b) Bạn An được 8 điểm. Theo em, bạn nhận được thông báo gì?

A. Không nhận được thông báo

B. “Bạn cố gắng hơn nhé!”

C. “Chúc mừng bạn!”

D. “Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé!”

Trả lời

Từ sơ đồ khối suy ra

a) Đáp án A

b) Đáp án C

Câu 16.11 trang 61 SBT Tin học lớp 6: Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:

1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau

2. Dùng tay đảo rau trong chậu

3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi

4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc

a) Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?

A. Vớt rau ra rổ                                               B. Đổ hết nước trong chậu đi

C. Rau sạch                                                    D. Rau ở trong chậu

b) Các bước nào của thuật toán được lặp lại?

A. Chỉ bước 1 và 2                                           B. Chỉ bước 2 và 3

C. Ba bước 1, 2 và 3                                        D. Cả bốn bước 1, 2, 3 và 4

Trả lời

a) Điều kiện để dừng việc rửa là rau sạch

Đáp án C

b) Vòng lặp được lặp lại với 3 bước 1, 2 và 3

Đáp án C

Câu 16.12 trang 61 SBT Tin học lớp 6: Em hãy m ô tả thuật toán thực hiện công việc rửa rau ở bài 16.11 bằng sơ đồ khối

Trả lời

Hình 35 mô tả thuật toán thực hiện công việc rửa rau ở bài 16.11 bằng sơ đồ khối

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Câu 16.13 trang 61 SBT Tin học lớp 6: Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh mô tả việc phân nhóm tuổi lao động nữa giới ở thời điểm năm 2020 như sau:

Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi

Nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 55 tuổi

Nhóm tuổi ngoài lao động: từ 56 tuổi trở lên

Trả lời

Có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc sơ đồ khối

- Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên:

Nếu Tuổi < 15 thì thông báo “Dưới độ tuổi lao động”

Ngược lại nếu Tuổi <= 55 thì thông báo “Trong độ tuổi lao động”

Nếu Tuổi > 55 thì thông báo “Hết độ tuổi lao động”

- Sử dụng sơ đồ khối (Hình 36)

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Câu 16.14 trang 62 SBT Tin học lớp 6: Hai bạn Minh và Khoa muốn xây dựng thuật toán để mô phỏng trò chơi “Oẳn tù tì” giữa người và máy tính

 

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Bạn Minh mô phỏng thuật toán như sau:

Nếu người chơi ra “đấm” thì

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển             

          Nếu máy ra “đấm” thì thông báo “Hòa nhau”

          Nếu máy ra “lá” thì thông báo “Người chơi thua”

          Nếu máy ra “kéo” thì thông báo “Người chơi thắng”

Nếu người chơi ra “lá” thì

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Nếu máy ra “đấm” thì thông báo “Người chơi thắng”

          Nếu máy ra “lá” thì thông báo “Hòa nhau”

          Nếu máy ra “kéo” thì thông báo “Người chơi thua”

Nếu người chơi ra “kéo” thì

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Nếu máy ra “đấm” thì thông báo “Người chơi thua”

          Nếu máy ra “lá” thì thông báo “Người chơi thắng”

          Nếu máy ra “kéo” thì thông báo “Hòa nhau”

Bạn Khoa mô tả thuật toán như sau:

Nếu người chơi và máy tính ra giống nhau thì thông báo “Hòa nhau”

Ngược lại

Nếu người chơi ra “kéo” thì

          Nếu máy tính ra “lá” thì thông báo “Người chơi thắng”

          Ngược lại thông báo “Người chơi thua”

Nếu người chơi ra “lá” thì

          Nếu máy tính ra “đấm” thì thông báo “Người chơi thắng”

          Ngược lại thông báo “Người chơi thua”

Nếu người chơi ra “đấm” thì                                      

          Nếu máy tính ra “kéo” thì thông báo “Người chơi thắng”

          Ngược lại thông báo “Người chơi thua”

Theo em, trong hai cách mô tả thuật toán trên của hai bạn thì cách nào hay hơn? Tại sao? Em hãy mô tả thuật toán em thấy hay hơn bằng sơ đồ khối

Trả lời

Thuật toán của bạn Minh dễ hiểu cho người sử dụng nhưng thuật toán của bạn Khoa lại tối ưu hơn đối với máy tính

Sơ đồ khối mô tả thuật toán của Minh (Hình 37):

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Sơ đồ khối mô tả thuật toán của Khoa (Hình 38):

Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

Lý thuyết Bài 16: Thông tin và dữ liệu

1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh

- Cấu trúc tuần tự thực hiện lần lượt các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.1: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc tuần tự

- Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng là

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.2: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh 1, nếu sai thì thực hiện Lệnh 2.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.3: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Lưu ý: Hình thoi được dùng để mô tra điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh.

2. Cấu trúc lặp

- Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.

- Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.4: Sơ đồ cấu trúc lặp

Kết luận: Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán.

Đánh giá

0

0 đánh giá