Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
A. Năng lượng nhiệt.
B. Năng lượng hóa học.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng ánh sáng.
Lời giải:
Dạng năng lượng đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox là năng lượng nhiệt.
Chọn đáp án A
A. năng lượng ánh sáng.
B. thế năng hấp dẫn.
C. động năng.
D. năng lượng âm thanh.
Lời giải:
Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành động năng vì cánh quạt trần chuyển động quay tròn.
Chọn đáp án C
A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng ánh sáng.
D. năng lượng âm thanh.
Lời giải:
Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
Chọn đáp án B
A. năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt.
B. năng lượng hạt nhân sang năng lượng hóa học.
C. năng lượng điện sang động năng.
D. năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Lời giải:
Khi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là một ví dụ về chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Chọn đáp án D
Lời giải:
- Khi viên phấn chuyển động từ dưới lên trên thì vật chuyển động chậm dần lên tới một độ cao nhất định. Nên động năng của viên phấn chuyển hóa dần thành thế năng hấp dẫn của nó.
- Khi viên phấn chuyển động từ trên cao xuống dưới mặt đất thì vật chuyển động nhanh dần rơi chạm mặt đất và dừng lại. Nên thế năng hấp dẫn của viên phấn chuyển hóa dẫn thành động năng của nó.
Lời giải:
- Một cần cẩu nâng một vật từ mặt đất lên trên cao. Để cần cẩu hoạt động, cần cung cấp năng lượng điện hoặc năng lượng từ nhiên liệu sau khi được giải phóng để hoạt động.
- Nhờ có năng lượng được cung cấp nên cần cẩu hoạt động và đưa được các vật lên cao theo nhu cầu của con người. Khi vật ở trên cao so với mặt đất thì vật có thế năng hấp dẫn. Cho nên năng lượng cung cấp cho cần cẩu không bị mất đi mà đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn của vật.
Lời giải:
Gạo và nước trong nồi cơm điện cần được cung cấp năng lượng nhiệt để chín thành cơm. Do vậy, khi nấu cơm bằng nồi cơm điện thì năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt truyền cho nồi nấu bên trong của nồi cơm điện.
Lời giải:
Năng lượng của gió chuyển hóa chủ yếu thành động năng của thuyền buồm.
Lời giải:
Dây cung tên biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi, khi buông tay, thế năng đàn hồi của cung tên chuyển hóa thành động năng của mũi tên làm mũi tên bay đi.
Lời giải:
Khi sử dụng bếp gas, khí hóa lỏng bị đốt cháy sẽ có năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng. Năng lượng nhiệt là năng lượng có ích để làm nóng nồi/xoong và làm chín thức ăn.
Bài 31.11 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện.
Lời giải:
Khi sử dụng quạt điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành:
- động năng giúp cánh quạt chuyển động tạo gió mát.
- năng lượng ánh sáng ở đèn báo hiệu.
- năng lượng âm thanh khi cánh quạt chạy ma sát với không khí.
- năng lượng nhiệt làm nóng động cơ quạt.
=> Năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện là: năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng âm thanh.
Lời giải:
Năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, thức ăn là năng lượng hóa học. Năng lượng này chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác giúp con người sinh sống và phát triển. Ví dụ: động năng để hoạt động, năng lượng nhiệt để làm ấm cơ thể, …
Vì vậy, lãng phí thức ăn chính là lãng phí năng lượng hóa học rất cần thiết cho con người. Ta cần khuyến khích việc sử dụng thức ăn tiết kiệm và hợp lí với khẩu hiệu:
- Tiết kiệm thức ăn là tiết kiệm năng lượng
- Hãy tiết kiệm thức ăn khi không cần, để khi cần sẽ có thức ăn.
- Người người tiết kiệm thức ăn, nhà nhà đều có thức ăn.
Lời giải:
Biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học:
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện: bóng đèn có nhãn tiết kiệm điện, quạt tiết kiệm điện, điều hòa tiết kiệm điện, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, … .
- Ban ngày cần tận dụng ánh sáng từ Mặt Trời.
- Tắt hoặc rút nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng thiết bị trong thời gian dài.
Lời giải:
Khi sử dụng thiết bị phát âm thanh (tivi, radio,…) một số người có thói quen để âm lượng quá lớn so với mục đích nghe rõ âm thanh. Sẽ gây ảnh hưởng:
- Ô nhiễm tiếng ồn, làm ảnh hưởng tới những người xung quanh:
+ làm họ làm việc mất tập trung,
+ làm căng thẳng đầu óc khi tiếng ồn to và kéo dài,
+ làm họ không giao tiếp được với những người khác.
- Hao phí năng lượng điện: Khi mở âm lượng to thì thiết bị phải hoạt động với công suất lớn hơn và tiêu hao năng lượng điện nhiều hơn.
Lời giải:
Các máy phát điện nhỏ đặt ở các dòng suối để sản xuất điện thực hiện chuyển hóa năng lượng của dòng nước thành năng lượng điện.
Kéo viên bi ra một đoạn rồi buông tay cho viên bi chuyển động.
- Ở vị trí nào viên bi có thế năng hấp dẫn lớn nhất? Hãy giải thích.
- Nêu sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng hấp dẫn và động năng trong quá trình viên bi chuyển động.
- Vì sao sau một thời gian, viên bi dừng lại?
Lưu ý: Trước khi thả cho bi chuyển động, phải đảm bảo dây treo không bị chùng.
Lời giải:
- Ở vị trí cao nhất viên bi có thế năng hấp dẫn lớn nhất (vị trí A như hình vẽ). Vì vật ở vị trí càng xa mặt đất (mốc thế năng) thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
- Khi viên bi đi từ A tới O thì độ cao của viên bi giảm dần lúc này thế năng hấp dẫn của viên bi chuyển dần thành động năng làm viên bi chuyển động nhanh hơn. Khi viên bi đi từ O đến B độ cao của viên bi tăng dần lúc này động năng chuyển dần thành thế năng hấp dẫn và viên bị chuyển động chầm dần.
- Sau một thời gian viên bi chuyển động qua lại các vị trí nhưng không tới được độ cao như ban đầu đã thả mà thấp dần và cuối cùng viên bi dừng lại. Vì khi chuyển động viên bi ma sát với môi trường không khí xung quanh, nên một phần năng lượng cơ năng đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt làm nóng viên bi và môi trường không khí xung quanh. Sau một thời gian cơ năng chuyển hóa hết thành nhiệt năng thì viên bi dừng lại.
Lý thuyết Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng
1. Sự chuyển hóa năng lượng
Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
Ví dụ:
2. Năng lượng hao phí
- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.
- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.
Ví dụ:
Quạt điện đang chạy: năng lượng điện được chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm. Năng lượng có ích là cơ năng, năng lượng hao phí là quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm.
3. Tiết kiệm năng lượng
- Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.
- Biện pháp:
+ Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.
+ Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ công thương.
Ví dụ:
4. Bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.