SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 (Cánh diều): Đa dạng thực vật

4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

Bài 19.1 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ

B. Cây bèo tây

C. Cây chuối

D. Cây lúa

Lời giải:

Đáp án: A

Dương xỉ thuộc ngành Dương xỉ, không thuộc ngành động vật có hoa.

Bài 19.2 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả?

A. Cây chuối

B. Cây ngô

C. Cây thông

D. Cây mía

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 19.3 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây?

A. Hạt

B. Hoa

C. Quả

D. Rễ

Lời giải:

Đáp án: D

Rễ là cơ quan sinh dưỡng, không phải cơ quan sinh sản ở thực vật.

Bài 19.4 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Trong các cây sau: na, cúc, cam, rau bợ, khoai tây. Có bao nhiêu cây được xếp vào nhóm thực vật không có hoa?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: A

Trong các loài cây trên chỉ có rau bợ là loài thực vật không có hoa.

Bài 19.5 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Hạt là cơ quan sinh sản của loài thực vật nào dưới đây?

A. Rêu

B. Thìa là

C. Dương xỉ

D. Rau bợ

Lời giải:

Đáp án: B

Rêu, dương xỉ, rau bợ sinh sản bằng bào tử.

Bài 19.6 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Nhóm nào dưới đây gồm các thực vật không có hoa?

A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót                

B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá

C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền                       

D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ

Lời giải:

Đáp án: D

- Hoàng đàn và thông thuộc ngành Hạt trần

- Rau bợ và dương xỉ thuộc ngành Dương xỉ

Là bốn loài thực vật trên đều không có hoa

Bài 19.7 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Khi nói về rêu, nhận định nào dưới dây là chính xác?

A. Cấu tạo đơn bào

B. Chưa có rễ chính thức

C. Không có khả năng hút nước

D. Thân đã có mạch dẫn

Lời giải:

Đáp án: B

Rêu có cấu tạo đa bào, chưa có rễ chính thức nhưng vẫn có khả năng hút nước

Bài 19.8 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Rêu thường sống ở môi trường nào?

A. Môi trường nước

B. Môi trường ẩm ướt

C. Môi trường khô hạn

D. Môi trường không khí

Lời giải:

Đáp án: B

Rêu chưa có rễ chính thức nên cần sống ở môi trường ẩm ướt.

Bài 19.9 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Rêu sinh sản theo hình thức nào?

A. Sinh sản bằng bảo tử

B. Sinh sản bằng hạt

C. Sinh sản bằng cách phân đôi

D. Sinh sản bằng cách nảy chồi

Lời giải:

Đáp án: A

Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử ở ngọn cây.

Bài 19.10 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử

B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật

D. Chưa có rễ chính thức

Lời giải:

Đáp án: B

Dương xỉ đã xuất hiện mạch dẫn còn rêu thì chưa có.

Bài 19.11 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Dương xỉ sinh sản như thế nào?

A. Sinh sản bằng cách nảy chồi

B. Sinh sản bằng củ

C. Sinh sản bằng bào tử

D. Sinh sản bằng hạt

Lời giải:

Đáp án: C

Dương xỉ sinh sản bằng bào tử nằm trong ổ túi bào tử ở mặt dưới của lá.

Bài 19.12 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm phân loại với những cây còn lại?

A. Phi lao

B. Bạch đàn

C. Bách tán

D. Xà cừ

Lời giải:

Đáp án: C

Bách tán là cây hạt trần còn phi lao, bạch đàn, xà cừ là cây hạt kín.

Bài 19.13 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Cây nào dưới đây sinh sản bằng hạt?

A. Trắc bách diệp

B. Bèo tổ ong

C. Rêu

D. Rau bợ

Lời giải:

Đáp án: A

Bèo tổ ong, rêu và rau bợ là những loài sinh sản bằng bào tử

Bài 19.14 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?

A. Sinh sản bằng hạt

B. Có hoa và quả

C. Thân có mạch dẫn

D. Sống chủ yếu ở cạn

Lời giải:

Đáp án: B

Có hoa và quả là đặc điểm đặc trung chỉ có ở thực vật hạt kín.

Bài 19.15 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Trong các nhóm thực vật dưới đây , nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất?

A. Hạt trần

B. Dương xỉ

C. Rêu

D. Hạt kín

Lời giải:

Đáp án: C

Rêu là loài thực vật đơn giản nhất vì cơ thể chưa có mạch dẫn và chỉ có rễ giả.

Bài 19.16 trang 49 sách bài tập KHTN 6: Trong những đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào là đặc điểm cơ bản của thực vật thuộc nhóm rêu?

A. Có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt

B. Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa

C. Có rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản là bào tử

D. Có rễ, thân, lá, chưa có hoa và quả.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 19.17 trang 50 sách bài tập KHTN 6: Ghép thực vật (cột A) với đặc điểm chung tương ứng (cột B).

Cột A

 

Cột B

1. Rêu

 

a) có mạch dẫn, không có hạt

2. Dương xỉ

 

b) có mạch dẫn, có hạt, không có hoa

3. Hạt trần

 

c) không có mạch dẫn

4. Hạt kín

 

d) có mạch dẫn, có hạt, có hoa

 

Lời giải:

1 – c                      2 – a                     3 – b                     4 – d 

Bài 19.18 trang 50 sách bài tập KHTN 6: Điền tên nhóm thực vật tương ứng với các đặc điêm nhận biết dưới đây.

STT

Đặc điểm nhận biết

Tên nhóm thực vật

1

Có thân, rễ; lá non cuộn tròn. Sinh sản bằng bào tử

 

2

Cây thân gỗ, lá nhỏ hình kim, chưa có hoa, cơ quan sinh sản là nón

 

3

Sống ở nơi ẩm ướt, có rễ, thân, lá giả

 

4

Có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, có hoa, quả, hạt

 

 

Lời giải:

Đáp án:

1. Dương xỉ           2. Hạt trần            3. Rêu         4. Hạt kín

Bài 19.19 trang 50 sách bài tập KHTN 6: So sánh thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.

Lời giải:

Đặc điểm

Thực vật hạt trần

Thực vật hạt kín

Cơ quan 

sinh dưỡng

Rễ

Thân 

Cơ quan sinh sản

Nón

 

Hoa

 

Quả 

 

Hạt

Bài 19.20 trang 51 sách bài tập KHTN 6: Sắp xếp các loài cây sau vào các nhóm thực vật tương ứng:rau bợ, bèo vảy ốc, rêu, bách tán, tùng, thông, dương xỉ, pơ mu, kim giao, bạch đàn, bèo tấm, ngô, bao báp.

Lời giải:

Nhóm thực vật

Tên cây

Rêu

Rêu

Dương xỉ

Rau bợ, bèo vảy ốc, dương xỉ

Hạt trần

Bách tán, tùng, thông, pơ mu, kim giao

Hạt kín

Bèo tấm, ngô, bao báp

Bài 19.21 trang 51 sách bài tập KHTN 6: Viết vào chỗ … tên các thành phần cấu tạo cây rêu và cây dương xỉ.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

Theo thứ tự từ trên xuống dưới ta có tên các thành phần cấu tạo lần lượt là:

a. Cây rêu:

- Túi bào tử

- Lá

- Rễ giả

b. Cây dương xỉ:

- Lá già

- Lá non

Bài 19.22 trang 51 sách bài tập KHTN 6: Ghép các bộ phận của cây với chức năng tương ứng.

Các bộ phận của cây

 

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

A. Rễ

 

1. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

B. Thân

 

2. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

C. Lá

 

3. Hấp thụ nước và các chất muối khoáng cho cây

D. Hoa

 

4. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống

E. Quả

 

5. Thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả

G. Hạt

 

6. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây

 

Lời giải:

Đáp án:

A – 3                    B – 6                     C – 1 

D – 5                    E – 2                     G – 4 

Bài 19.23 trang 52 sách bài tập KHTN 6: Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống với mỗi khẳng dịnh dưới đây.

STT

Khẳng định

Đ/S

1

Rêu là những động vật sống ở cạn đầu tiên

 

2

Rêu là những thực vật có thân không phân nhánh, không có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, không có hoa.

 

3

Cây rêu con mọc ra từ nguyên tản.

 

4

Chỉ có rêu và dương xỉ mới sinh sản bằng bào tử.

 

5

Cây rau bợ giống cây chua me đất nhưng thuộc nhóm Dương xỉ.

 

6

Cây lông cu li có lá non cuộn tròn lại ở đầu, mặt dưới lá già có các đốm nhỏ chứa các túi bào tử.

 

7

Cây thông là thực vật có thân gỗ lớn, mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hoa, quả, hạt.

 

8

Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất.

 

9

Tất cả các loài thực vật đều có lợi cho con người vì vậy phải bảo vệ chúng.

 

                   

Lời giải:

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đ/S

Đ

Đ

S

S

Đ

Đ

S

Đ

S

Lý thuyết Bài 19: Đa dạng thực vật

I. Các nhóm thực vật

- Thực vật được phân chia thành các nhóm là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

II. Thực vật không có mạch dẫn (Rêu)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Rêu là những thực vật nhỏ bé, mọc thành từng đám.

- Rêu không có mạch dẫn, sống ở những nơi ẩm ướt.

III. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt (Dương xỉ)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Dương xỉ phân bố ở nơi đất ẩm, dưới tán rừng hoặc ven đường đi…

- Đa số dương xỉ sống trên cạn nhưng cũng có loài sống dưới nước.

- Môi trường sống chủ yếu của dương xỉ là nơi có khí hậu nóng ẩm.

IV. Thực vật có mạch dẫn, có hạt, không có hoa (hạt trần)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt trần là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt không được bao kín trong quả và không có hoa.

- Các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón.

- Có hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái lớn hơn.

- Cơ quan sinh dưỡng có cả rễ, thân và lá phát triển.

- Phần lớn các cây hạt trần có lá hình kim.

V. Thực vật có mạch dẫn, có hạt và có hoa (hạt kín)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

- Hạt kín là nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt nằm trong quả và có hoa.

- Cơ quan sinh dưỡng có đủ cả rễ, thân, lá phát triển với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

- Thực vật hạt kín rất đa dạng về số loài và số cá thể của loài, kích thước cây và môi trường sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều

 

Đánh giá

0

0 đánh giá