SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 8 (Cánh diều): Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

3.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Bài 8.1 trang 19 sách bài tập KHTN 6: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại?

A. Tính dẻo                                                 

B. Tính dẫn điện

C. Tính dẫn nhiệt                                         

D. Tính cứng

Lời giải:

Đáp án D

Tính cứng không phải là tính chất chung của kim loại.

Bài 8.2 trang 19 sách bài tập KHTN 6: Vật liệu có tính chất trong suốt là

A. kim loại đồng                                          

B. thủy tinh

C. gỗ                                                           

D. thép

Lời giải:

Đáp án B. 

Thủy tinh là vật liệu có tính chất trong suốt.

Bài 8.3 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Việc làm nào nên thực hiện khi sử dụng các đồ vật bằng gỗ?

A. Đặt các vật sắc nhọn trên bề mặt

B. Cho tiếp xúc nhiều với nước

C. Để trong môi trường khô thoáng

D. Dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau bề mặt

Lời giải:

Đáp án C

Để trong môi trường khô thoáng sẽ giúp các đồ vật bằng gỗ bền lâu, hạn chế mối  mọt xâm hại…

Bài 8.4 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu

A. cắt chanh rồi không rửa                           

B. sau khi dùng rửa sạch, lau khô

C. dùng xong, cất đi ngay                             

D. ngâm trong nước lâu ngày

Lời giải:

Đáp án B. 

Con dao làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu sau khi dùng rửa sạch, lau khô.

Bài 8.5 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Các vật liệu được ứng dụng để tạo nên nhiều vật thể khác nhau. Em hãy lập bảng thu thập thông tin về một số vật liệu theo mẫu sau.

STT

Vật liệu

Tính chất

Ứng dụng

Lưu ý sử dụng an toàn và bảo quản

1

Nhựa

Dễ tạo hình, bền với môi trường

Làm chai đựng nước, hộp đựng thức ăn

- Tránh đặt các loại nhựa này ở nhiệt độ cao.

- Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đặt thực phẩm.

2

Kim loại

?

?

?

3

Cao su

?

?

?

4

Gốm

?

?

?

5

Thủy tinh

?

?

?

6

Gỗ

?

?

?

 

Lời giải:

STT

Vật liệu

Tính chất

Ứng dụng

Lưu ý sử dụng an toàn và bảo quản

1

Nhựa

Dễ tạo hình, bền với môi trường

Làm chai đựng nước, hộp đựng thức ăn

- Tránh đặt các loại nhựa này ở nhiệt độ cao.

- Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đặt thực phẩm.

2

Kim loại

Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Làm xoong, nồi, dây dẫn điện, vỏ máy bay

- Không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.

- Dùng một số phương pháp để bảo vệ kim loại tránh bị gỉ trong môi trường xung quanh như: sơn, mạ lên bề mặt kim loại, bôi dầu mỡ...

3

Cao su

Tính đàn hồi (bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng), chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước

Lốp xe, găng tay cách điện

- Không nên để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

- Tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài.

- Tránh tiếp xúc với các vật sắc nhọn

4

Gốm

Cứng, bền với điều kiện môi trường, nhiều loại cách điện tốt.

Ngói, bát (chén), cốc, đĩa

- Tránh va đập mạnh

5

Thủy tinh

Bền với điều kiện môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, trong suốt

Đồ gia dụng (cốc, lọ hoa,..), dụng cụ trong phòng thí nghiệm

- Khi vỡ dễ gây thương tích nên cần cẩn thận khi sử dụng.

- Dùng vải mềm để lau chùi.

- Tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên

6

Gỗ

Bền, chắc, dễ tạo hình

Cửa gỗ, sàn gỗ, đồ dùng nội thất (giường, tủ, bản, ghế,...)

- Xử lí gỗ trước khi gia công để tránh mối mọt.

- Để trong môi trường khô thoáng

Bài 8.6 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Lấy ba ví dụ về sự gỉ của kim loại. Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần lưu ý sử dụng chúng như thế nào?

Lời giải:

- Các ví dụ: 

+ Cầu bằng sắt lâu năm bị gỉ.

+ Chiếc đinh sắt bị gỉ.

+ Vỏ tàu bị gỉ

- Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần:

+ Lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng, bảo quản ở nơi khô ráo.

+ Dùng một số phương pháp để bảo vệ kim loại tránh bị gỉ trong môi trường xung quanh như: sơn, mạ lên bề mặt kim loại, bôi dầu mỡ...

Bài 8.7 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Việc sử dụng mỗi loại vật liệu cũng có ưu, nhược điểm nhất định. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi bên dưới .

NẾU NHỰA KHÔNG ĐƯỢC PHÁT MINH

Nhựa từng là một phát minh mang tính chất cách mạng nhưng hiện tại nó đang lấp đầy đại dương của chúng ta. Kể từ những năm 1950, chúng ta đã tạo ra 6,3 tỉ tấn rác thải nhựa, khoảng 9% trong số đó được tái chế, 12% bị tiêu hủy. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ sống chung với khoảng 4,9 tỉ tấn chất thải nhựa.

Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào khi không có nhựa? Ngay cả khi bạn tránh sử dụng hộp nhựa để đựng đồ thức ăn hoặc đóng gói các loại thực phẩm bằng túi vải thì nhựa vẫn có ở khắp mọi nơi. Các lon đồ uống được lót bằng nhựa dẻo, nếu không chúng sẽ nhanh chóng bị ăn mòn. Cốc giấy cũng mang một lớp nhựa mỏng. Không có các chai nhựa, chất lỏng chỉ đóng ở chai thủy tinh còn thịt sẽ được bọc trong giấy. Dĩ nhiên không có bao bì nhựa, thời gian bảo quản thực phẩm sẽ ngắn hơn. Ngành công nghiệp điện tử sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì nhựa được sử dụng rộng rãi ở mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại thông minh. Nhưng ít nhất chúng ta sẽ không làm ô nhiễm trái đất với cốc cà phê dùng một lần, chai nhựa, bàn chải đánh răng. Hàng trăm loài sinh vật biển sẽ không bị tắc nghẽn hệ tiêu hóa thậm chí nghẹt thở vì nuốt phải những mảnh vụn nhựa.

Lược dịch theo insh.word (What if Plastic was Never Invented?)

a) Việc sử dụng nhựa có ưu điểm và nhược điểm gì?

b) Nếu thay màng nhựa bảo quản thực phẩm bằng giấy thì môi trường có hoàn toàn mất đi tác động tiêu cực hay không?

c) Nêu một số cách có thể giúp giảm lượng rác thải nhựa.

Lời giải:

a) Ưu điểm: tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống con người như: chai nhựa, ghế nhựa, hộp đựng đồ ăn, cốc nhựa,...

Nhược điểm: nhựa thải vào đại dương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường như làm các sinh vật biển bị tắc nghẽn hệ tiêu hóa thậm chí nghẹt thở vì nuốt phải những mảnh vụn nhựa.

b) Vì giấy làm từ gỗ nên nếu thay màng nhựa bảo quản thực phẩm bằng giấy dẫn đến việc khai thác gỗ quá mức. Ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài nguyên rừng.

c) Một số giải pháp: tái sử dụng nhựa, hạn chế sử dụng nhựa một lần, đẩy mạnh công nghệ sử lí rác thải nhựa hiệu quả và thân thiện với môi trường,...

Bài 8.8 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn?

A. Than đá                     

B. Dầu hỏa                     

C. Dầu diesel                  

D. Xăng

Lời giải:

Đáp án A.

Than đá là nhiên liệu rắn.

Bài 8.9 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Việc làm nào có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng xăng?

A. Vận chuyển xăng trong các thiết bị chuyên dụng

B. Để xăng gần nguồn nhiệt

C. Sử dụng điện thoại tại các trạm xăng.

D. Lưu trữ xăng trong các chai nhựa để tiện sử dụng.

Lời giải:

Đáp án A. 

Vận chuyển xăng trong các thiết bị chuyên dụng là việc làm an toàn khi sử dụng xăng.

Bài 8.10 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu

A. không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

B. phù hợp với nhu cầu sử dụng.

C. luôn ở mức nhỏ nhất có thể.

D. luôn ở mức lớn nhất có thể.

Lời giải:

Đáp án B. 

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Bài 8.11 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Tính chất nào dưới đây là tính chất chung của nhiên liệu?

A. Nhẹ hơn nước                                         

B. Tan trong nước

C. Cháy được                                              

D. Là chất rắn

Lời giải:

Đáp án C. 

Các nhiên liệu như than, khí hóa lỏng, xăng, dầu … đều cháy được.

Bài 8.12 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Các việc làm dưới đây có thể có nhược điểm hoặc tác hại gì?

a) Đun nấu để ngọn lửa quá to, không phù hợp với mục đích sử dụng.

b) Đun bếp than trong phòng kín

Lời giải:

a) Đun nấu để ngọn lửa quá to, không phù hợp với mục đích sử dụng: gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời gây mất an toàn cháy nổ.

b) Đun bếp than trong phòng kín: không khí khó lưu thông với bên ngoài, thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài. Khi đó, việc đốt than làm lượng oxygen giảm và sinh ra khí độc là carbon monoxide, có thể gây ngạt, thậm chí tử vong.

Bài 8.13 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU CỦA TƯƠNG LAI

Trong những năm tới, rất có thể bạn sẽ thường xuyên thấy những chiếc ô tô chạy bằng những loại nhiên liệu dưới đây.

Hydrogen

Các nhà sản xuất đang lên kế hoạch nạp hydrogen và ô tô như các loại xăng dầu thông thường. Khi đó, hydrogen sẽ chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện và cung cấp cho hoạt động của chiếc xe. Tất cả những gì xe thải ra trong quá trình vận hành sẽ chỉ là nước.

Dầu diesel sinh học

Diesel sinh học là loại nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật để trở thành nhiên liệu cho xe. Nó được đánh giá là một nhiên liệu sạch với mức khí thải thấp hơn nhiều so với các loại nhiên liệu thông thường. Hơn nữa, vì được sản xuất từ các nhiên liệu rẻ, sẵn có như đậu tương nên diesel sinh học giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu.

Nhiên liệu pha ethanol

Thông thường, ethanol được sản xuất từ quá trình lên men của ngũ cốc như ngô. Đây là một nguồn nhiên liệu sạch và sản sinh khí nhà kính thấp hơn so với các loại khác. Ethanol được đưa vào xe sau khi đã pha trộn với xăng tùy theo từng nồng độ khác nhau. Nhiều quốc gia hiện nay đang sử dụng E85 với tỉ lệ pha trộn 85% ethanol và 15% xăng  về thể tích.

(Theo http: //mt.gov.vn/)

a) Vì sao hydrogen được coi là nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường?

b) Sử dụng các nhiên liệu như hydrogen, dầu diesel sinh học,... có lợi gì đối với an ninh năng lượng của mỗi quốc gia?

c*) Xăng E90 có tỉ lệ 90% ethanol và 10% xăng về thể tích. Người ta phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào 1 lít xăng E85 để có xăng E90?

(Giả sử không có hao hụt thể tích khi pha trộn)

Lời giải:

a) Xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen chỉ thải ra nước, không gây ô nhiễm môi trường.

b) Các quốc gia sẽ có những nguồn năng lượng sạch, rẻ, đảm bảo nhu cầu sử dụng, giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.

c*) Trong 1 lít xăng E85 có:  0,85 lít ethanol  và 0,15 lít xăng

Gọi x (lít) là thể tích ethanol cần thêm.

Xăng E90 sau khi pha có:  0,85 + x (lít) ethanol và 0,15 lít xăng

Xăng E90 có tỉ lệ Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng vật liệu | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Vậy cần thêm 0,5 lít ethanol.

Bài 8.14 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Nêu ba việc nên làm và ba việc nên tránh để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ ở gia đình em.

Lời giải:

- Một số việc nên làm để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ như: sau khi dùng xong phải khóa bình gas; sử dụng xong bếp cần tắt bếp; không để các nhiên liệu gần nguồn nhiệt; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun nấu bằng bếp gas; không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình gas mini,...

- Một số việc nên tránh làm: mở các thiết bị sưởi; sấy không đúng với nhu cầu sử dụng; sử dụng lửa quá to và không đúng mục đích khi đun nấu; đun bếp than ở nơi không khí khó lưu thông; lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động;...

Bài 8.15 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Cho các tính chất sau:

(1) là chất rắn                 

(2) tan trong nước                     

(3) tan trong acid

Các tính chất của đá vôi là:

A. (1), (2).                       B. (1)                    C. (2), (3)                        D. (1), (3).

Lời giải:

Đáp án D. 

Các tính chất của đá vôi là:

(1) là chất rắn

(3) tan trong acid

Bài 8.16 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Quặng bauxite dùng để sản xuất

A. nhôm                         

B. sắt                              

C. đồng                          

D. bạc

Lời giải:

Đáp án A. 

Quặng bauxite dùng để sản xuất nhôm

Bài 8.17 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Thành phần chính của đá vôi là

A. đồng                                                      

B. calcium carbonate

C. hydrochloric                                            

D. sodium chloride

Lời giải:

Đáp án B. 

Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate

Bài 8.18 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Biện pháp nào dưới đây không góp phần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả, bảo đảm sự phát triển bền vững?

A. Thực hiện các quy định an toàn lao động.

B. Xử lí tiếng ồn, bụi trong quá trình sản xuất.

C. Khai thác tùy ý, không theo kế hoạch.

D. Xử lí nước thải, chất thải nguy hại

Lời giải:

Đáp án C. 

Khai thác tùy ý, không theo kế hoạch không góp phần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bài 8.19 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Nguyên liệu được con người sử dụng, chế biến để tạo ra các sản phẩm mới. Thu thập thông tin về các nguyên liệu trong cuộc sống và sản phẩm có thể tạo ra từ chúng theo gợi ý sau.

STT

Nguyên liệu

Sản phẩm

1

Dầu mỏ

Xăng dầu

2

Mía

?

3

Quặng đồng

?

 

Lời giải:

STT

Nguyên liệu

Sản phẩm

1

Dầu mỏ

Xăng, dầu

2

Mía

Đường ăn, nước uống

3

Quặng đồng

Lõi dây điện

4

Các loại ngô, đậu

Thức ăn

5

Đá vôi

Vật liệu xây dựng, vôi

Bài 8.20 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Biết rằng trong giấm ăn chứa acetic acid. Sử dụng các dụng cụ thích hợp và các chất lỏng sau: giấm ăn, nước; hãy nêu cách kiểm tra tính chất của đá vôi (độ cứng, tính tan trong nước và trong acid). Dự đoán kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm

Chuẩn bị

Tiến hành

Kết quả dự đoán

Kiểm tra độ cứng

 

 

 

Kiểm tra tính tan trong nước

 

 

 

Kiểm tra tính tan trong axit

 

 

 

 

Lời giải:

Thí nghiệm

Chuẩn bị

Tiến hành

Kết quả dự đoán

Kiểm tra độ cứng

Búa, mẩu đá vôi

Dùng búa đập mạnh vào mẩu đá vôi

Mẩu đá vôi bị vỡ, đá vôi tương đối cứng

Kiểm tra tính tan trong nước

Mẩu đá vôi, nước, công tơ hút

Nhỏ vài ml nước vào mẩu đá vôi

Mẩu đá vôi không bị tan

Kiểm tra tính tan trong axit

Mẩu đá vôi, giấm, công tơ hút

Nhỏ vài ml giấm vào mẩu đá vôi

Mẩu đá vôi bị tan, sủi bọt khí

Bài 8.21 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Ngày nay, quá trình sản xuất thủy tinh hầu như được tự động hóa hoàn toàn. Sơ đồ dưới đây là một ví dụ về quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh trong công nghiệp.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng vật liệu | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Dựa vào sơ đồ trên, hãy cho biết:

a) Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh là gì?

b) Người ta thu thủy tinh nghiền qua các giai đoạn nào?

c) Việc tái chế thủy tinh có lợi ích gì?

Lời giải:

a) Nguyên liệu sản xuất thủy tinh: calcium carbonate, cát, sodium carbonate, thủy tinh nghiền (tái chế).

b) Người ta thu thủy tinh nghiền qua các giai đoạn:

(1) Thu gom thủy tinh phế thải, làm sạch.

(2) Phân loại thủy tinh.

(3) Đưa thủy tinh vào máy nghiền.

c) Tái chế thủy tinh giúp tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế tiêu thụ năng lượng cũng như giảm lượng khí thải.

Lý thuyết Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

I – Một số vật liệu thông dụng

Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất. 

Ví dụ: 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

a/ Nhựa

- Nhựa dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường. Vì vậy, nhựa được dùng để chế biến nhiều vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. 

- Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại nhựa phù hợp, có một số loại nhựa không dùng để đựng thực phẩm, có loại không dùng được trong lò vi sóng và tủ đông, … Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

b/ Kim loại

Kim loại có các tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. Ngoài ra, các kim loại khác nhau còn có các tính chất khác nhau như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền, …

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

- Một số ứng dụng của kim loại: 

+ Làm xoong nồi do dẫn nhiệt tốt, bền;

+ Làm dây dẫn điện do dẫn điện tốt, bền;

- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt của kim loại.

Ví dụ: Không tiếp xúc trực tiếp với phần dây điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

- Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí, vì vậy để bảo vệ người ta thường sơn lên bề mặt kim loại.

c/ Cao su

- Cao su bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng.

- Cao su có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước. 

- Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần lưu ý không nên để chúng ở các nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

d/ Thủy tinh

Thủy tinh bền với điều kiện môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất. 

- Thủy tinh trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều                         

- Một số lưu ý khi sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh:

+ Các vật dụng bằng thủy tinh khi vỡ dễ gây thương tích, vì vậy cần phải cẩn thận khi sử dụng chúng.

+ Nên dùng vải mềm để lau chùi các vật dụng bằng thủy tinh, tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên.

+ Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà lựa chọn thủy tinh phù hợp.

e/ Gốm

- Gốm là vật liệu cứng, bền với điều kiện môi trường. 

- Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

f/ Gỗ

- Gỗ bền, chắc và dễ tạo hình nên có nhiều ứng dụng trong đời sống như dùng làm cửa, sàn gỗ, các đồ dùng nội thất (giường, tủ, bàn ghế …).

- Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm mốc, hay bị mối, mọt … phá hoại vì vậy người ta thường xử lý gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi gia công đồ vật.

2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững

Việc sử dụng các vật liệu không hợp lý, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường.

- Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững, cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng chúng đúng cách; khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân hủy.

II – Một số nhiên liệu thông dụng

Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại:

+ Nhiên liệu rắn: than, củi …

+ Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu …

+ Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu …

1. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.

a/ Than

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

- Than cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt, trong điều kiện thiếu không khí, than cháy sinh ra khí độc là carbon monoxide.

- Trước đây, than được dùng để đun nấu, sưởi ấm, chạy động cơ. Hiện nay than chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp.

Lưu ý:

- Trong những ngày trời lạnh, tuyệt đối không được sưởi ấm bằng bếp than trong phòng kín vì có thể gây ngạt thở, thậm chí tử vong.

b/ Xăng, dầu

- Dầu mỏ mới khai thác gọi là dầu thô. Dầu thô qua quá trình chế biến tạo ra nhiều nhiên liệu như xăng, dầu, khí hóa lỏng …

Chú ý:

- Xăng, dầu đều là các chất lỏng, dễ bắt cháy, nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu.

- Khi sử dụng xăng, dầu cần chú ý bảo đảm an toàn: lưu trữ, vận chuyển trong các thiết bị chuyên dụng và giữ chúng cách xa nguồn nhiệt.

2. Sơ lược về an ninh năng lượng

- Phần lớn các năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay đều đến từ loại nhiên liệu như than, dầu mỏ …. Với tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay, các nhiên liệu này đang có nguy cơ cạn kiệt. 

- An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió …

3. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự  phát triển bền vững

- Sử dụng nhiên liệu không hợp lý sẽ gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do vậy cần sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững.

- Các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

+ Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

+ Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,…)

III – Một số nguyên liệu thông dụng

 - Con người khai thác và chế biến các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm.

Ví dụ:

+ Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm

+ Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;

1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

a/ Quặng

Quặng là loại đất, đá chứa khoáng chất như kim loại, đá quý … với hàm lượng lớn. Chúng để sản xuất kim loại, phân bón, đồ gốm, sứ…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu | Cánh diều

b/ Đá vôi

Nước ta có nguồn nguyên liệu đá vôi rất dồi dào và chất lượng khá tốt,

- Đá vôi có trong các núi đá vôi, có thành phần chính là calcium carbonate. Do bị lẫn các tạp chất nên đá vôi thường có màu sắc khác nhau.

- Đá vôi tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong axit tạo bọt khí.

- Đá vôi có giá thành rẻ, khá phổ biến được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất như làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi …

2. Sử dụng nhiên liệu hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

- Việc khai thác quá mức và không có kế hoạch có thể khiến các nguyên liệu bị cạn kiệt.

- Quá trình khai thác, chế biến các nguyên liệu như quặng, đá vôi có thể gây các tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cẩn sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững:

+ Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến;

+ Kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

+ Khai thác các nguồn nguyên liệu có kế hoạch;

+ Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường.

+ Thăm dò, nghiên cứu các loại nguyên liệu mới phù hợp và góp phần bảo vệ môi trường …

Ngoài ra cần chú ý an toàn lao động trong quá trình khai thác và chế biến.

IV – Tổng kết

Một số tính chất quan trọng của vật liệu là tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, tính cứng, tính bền, khả năng chịu nhiệt …

- Các nhiên liệu như than, khí hóa lỏng (gas), xăng, dầu, … đều cháy được. An ninh năng lượng là sự đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ.

- Quặng là các loại đất đá chứa khoáng chất với hàm lượng lớn. Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate, tương đối cứng, không tan trong nước, tan trong acid…

- Các vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống và sản xuất. Cần sử dụng chúng an toàn, hợp lý và đảm bảo sự phát triển bền vững…

Đánh giá

0

0 đánh giá