SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 (Cánh diều): Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

5.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Bài 3.1 trang 8 sách bài tập KHTN 6: Tìm đơn vị đo và dụng cụ đo thích hợp với các vị trí có dấu (?) trong sơ đồ sau đây.

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Lời giải:

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Bài 3.2 trang 9 sách bài tập KHTN 6: Có bao nhiêu milimét trong

a) 1 cm?

b) 4 cm?

c) 0,5 cm?

d) 6,7 cm?

e) 1 m?

Lời giải:

a) 1 cm = 10 mm

b) 4 cm = 40 mm

c) 0,5 cm = 5 mm

d) 6,7 cm = 67 mm

e) 1 m = 1000 mm

Bài 3.3 trang 9 sách bài tập KHTN 6: Đổi các số đo sau ra mét.

a) 300 cm.

b) 550 cm.

c) 870 cm.

d) 43 cm.

e) 100 mm.

Lời giải:

a) 300 cm = 3 m

b) 550 cm = 5,50 m

c) 870 cm = 8,70 m

d) 43 cm = 0,43 m

e) 100 mm = 0,100 m

Bài 3.4 trang 9 sách bài tập KHTN 6: Các trang của cuốn sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 được đánh số từ 1 đến 180. Nếu mỗi tờ giấy dày 0,1 mm, mỗi bìa dày 0,2 mm thì cuốn sách dày bao nhiêu?

Lời giải:

Cuốn sách có 180 trang, 1 tờ giấy có 2 trang nên cuốn sách có 90 tờ giấy.

Độ dày của 90 tờ giấy là: 90 . 0,1 = 9 mm

Cuốn sách có 2 tờ bìa, nên độ dày của bìa là: 0,2 . 2 = 0,4 mm

Bề dày cuốn sách là tổng bề dày của 2 bìa và bề dày của 90 tờ giấy:

9 + 0,4 = 9,4 mm

Bài 3.5 trang 9 sách bài tập KHTN 6: Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ … cho phù hợp với phát biểu về cách đo chiều dài của một vật bằng thước.

Đầu tiên, cần ước lượng …(1)… của vật để chọn thước đo có …(2)… và …(3)… thích hợp. Tiếp theo, đặt thước đo …(4)… chiều dài cần đo của vật, sao cho một đầu của vật …(5)… với vạch số 0 của thước. Sau đó, đặt mắt nhìn theo hướng …(6)… với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Cuối cùng là đọc và ghi kết quả theo vạch ở thước …(7)… với đầu còn lại của vật.

  chiều dài

gần nhất

độ chia nhỏ nhất

giới hạn đo

vuông góc

ngang bằng

dọc theo

 

Lời giải:

(1) chiều dài

(2) giới hạn đo

(3) độ chia nhỏ nhất

(4) dọc theo

(5) ngang bằng

(6) vuông góc

(7) gần nhất

Bài 3.6 trang 9 sách bài tập KHTN 6: Trên hình 3.1, đặt mắt nhìn như vị trí B thì kết quả có thể sai thế nào?

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Lời giải:

Đặt mắt nhìn như vị trí B thì kết quả đo được lớn hơn chiều dài của vật cần đo một khoảng chia.

Bài 3.7 trang 10 sách bài tập KHTN 6: Một vật được phóng từ mặt đất lên cao. Số đo độ cao, khoảng cách theo phương ngang (tính từ vị trí phóng) của vật được ghi lại trong bảng sau đây.

Khoảng cách theo phương ngang tính từ vị trí phóng (m)

Khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ vị trí phóng (m)

0

0

1

4

2

8

3

11

4

13

5

14,2

6

15

7

15,5

8

15

9

13

10

10

11

0

a) Tìm độ cao lớn nhất của vật.

b) Tìm khoảng cách theo phương ngang tính từ vị trí phóng đến vị trí vật đạt độ cao lớn nhất.

c) Tìm khoảng cách theo phương ngang tính từ vị trí phóng đến khi vật tiếp đất.

Lời giải:

Dựa theo bảng số liệu, ta có:

a) Độ cao lớn nhất của vật là 15,5 m.

b) Khoảng cách theo phương ngang tính từ vị trí phóng đến vị trí vật đạt độ cao lớn nhất là 7 m.

c) Khoảng cách theo phương ngang tính từ vị trí phóng đến khi vật tiếp đất là 11m.

Bài 3.8 trang 10 sách bài tập KHTN 6: Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ ….. cho phù hợp với phát biểu sau về cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ.

Khi dùng cân đồng hồ để đo khối lượng một vật, cần …(1)… khối lượng vật đem cân để chọn cân cho phù hợp. Điều chỉnh để kim của cân chỉ đúng …(2)… ở bảng chia độ. Đặt vật đem cân lên đĩa cân, đặt mắt nhìn theo hướng …(3)… với mặt số. Khi đó, khối lượng của vật đem cân là số chỉ của …(4)…

  vạch số 0

ước lượng

vuông góc

kim cân

 

Lời giải:

(1) ước lượng

(2) vạch số 0

(3) vuông góc

(4) kim cân

Bài 3.9 trang 11 sách bài tập KHTN 6: Người ta sử dụng các thiết bị như trên hình 3.2 để đo khối lượng của 1 cm3 nước bằng cách chia khối lượng của nước cho thể tích của nó đo bằng cm3.

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Các phát biểu sau đây mô tả các bước thực hiện cách đo nhưng chúng không theo đúng thứ tự.

A. Đổ 50 cm3 nước vào ống đong.

B. Chia khối lượng của nước cho 50.

C. Lấy ống đong rỗng ra khỏi cân.

D. Đặt ống đong rỗng lên cân.

E. Lấy khối lượng của ống đong chứa nước trừ đi khối lượng của ống đong rỗng.

F. Ghi lại khối lượng của ống đong rỗng.

G. Ghi lại khối lượng của ống đong và nước.

H. Đặt ống đong chứa nước lên cân.

Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện, bắt đầu là D.

Lời giải:

Các bước theo đúng thứ tự thực hiện đo khối lượng của 1 cm3 nước bằng cách chia khối lượng của nước cho thể tích của nó đo bằng cm3 là:

Bài 3. Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

D. Đặt ống đong rỗng lên cân.

F. Ghi lại khối lượng của ống đong rỗng.

C. Lấy ống đong rỗng ra khỏi cân.

A. Đổ 50 cm3 nước vào ống đong.

H. Đặt ống đong chứa nước lên cân.

G. Ghi lại khối lượng của ống đong và nước.

E. Lấy khối lượng của ống đong chứa nước trừ đi khối lượng của ống đong rỗng.

B. Chia khối lượng của nước cho 50.

Lý thuyết Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

1. Sự cảm nhận hiện tượng

Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

Ví dụ: Cảm giác cho ta thấy hình tròn màu đỏ ở hình (b) to hơn hình tròn màu đỏ ở hình (a). Nhưng thực tế, ta đo kích thước thì hình tròn màu đỏ ở hình (a) và hình (b) bằng nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

2. Đo chiều dài

a. Đơn vị đo chiều dài

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra mét

kilômét

km

1 000 m

mét

m

1 m

decimét

dm

0,1 m

centimét

cm

0,01 m

milimét

mm

0,001 m

micrômét

 

0,000 001 m

nanômét

nm

0,000 000 001 m

b. Cách đo chiều dài

- Người ta dùng thước để đo chiều dài.

- Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước cuộn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước thẳng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước dây

- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

+ Giói hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Các bước đo chiều dài bằng thước:

+ Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

+ Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

3. Khối lượng

a. Đơn vị đo khối lượng

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra kilôgam

tấn

t

1 00 kg

kilôgam

kg

1 kg

gam

g

0,001 kg

miligam

mg

0 000 001 kg

b. Cách đo khối lượng

- Người ta đo khối lượng bằng cân

- Có nhiều loại cân để đo khối lượng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân điện tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân y tế

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Cân đồng hồ

- Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:

+ Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

+ Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.

+ Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.

+ Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất.

4. Đo thời gian

a. Đơn vị đo thời gian

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra giây

ngày

d

86 400 s

giờ

h

3 600 s

phút

min

60 s

giây

s

1 s

miligiây

ms

0,001 s

b. Cách đo thời gian

- Người ta đo thời gian bằng đồng hồ.

- Có nhiều loại đồng hồ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ đeo tay

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ điện tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Đồng hồ bấm giây điện tử

- Cách đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:

+ Bước 1: Chọn chức năng phù hợp bằng nút bấm MODE

+ Bước 2: Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0

+ Bước 3: Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

+ Bước 4: Kết thúc đo bằng cách nhấn STAR/STOP.

+ Bước 5: Đọc kết quả đo qua số chỉ của đồng hồ.

Đánh giá

0

0 đánh giá