SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 43 (Chân trời sáng tạo): Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

2.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Bài 43.1 trang 125 sách bài tập KHTN 6: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. 

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. 

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

Lời giải:

- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.

- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

Chọn đáp án B.

Bài 43.2 trang 125 sách bài tập KHTN 6: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm? 

Lời giải:

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng. 

 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

b) - Phần được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.

     - Phần không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là đêm.

Bài 43.3 trang 125 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao? 

b) Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?

c) Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

a) – Vị trí đang là ban ngày là: P, Q vì hai vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng.

   – Vị trí đang là ban đêm là: M, N vì hai vị trí này không được Mặt Trời chiếu sáng.

b) Trong hai vị trí M và N, người ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước rồi mới chiếu đến M.

c) Trong hai vị trí P và Q, người ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, bóng tối sẽ chìm vào Q trước rồi mới chìm vào P.

Bài 43.4 trang 125 sách bài tập KHTN 6: Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.

Lời giải:

Phương án xác định phương hướng khi bị lạc vào rừng là:

Cách 1:

- Đầu tiên, em sử dụng đồng hồ để xác định giờ: từ 9 đến 10 giờ sáng Mặt Trời sẽ nằm ở hướng Đông - Nam, từ 15 đến 16 giờ sẽ chuyển sang hướng Tây - Nam.

- Sau đó em quan sát ánh sáng Mặt Trời và đứng thẳng giang hai tay ra: 

+ Nếu đang là buổi sáng thì: Hướng mặt về phía mặt trời mọc là hướng đông, sau lưng là hướng tây, tay trái chỉ hướng bắc, tay phải chỉ hướng nam.

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

+ Nếu đang là buổi chiều thì: Hướng mặt về phía mặt trời lặn là hướng tây, sau lưng là hướng đông, tay trái chỉ hướng nam, tay phải chỉ hướng bắc.

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Cách 2:

- Dựa vào đồng hồ ta xác định được buổi sáng hoặc buổi chiều.

- Sau đó, dựa vào bóng của mình hoặc cây cối để xác định phương hướng:

+ Vào buổi sáng, hướng của bóng là hướng tây.

+ Vào buổi chiều, hướng của bóng là hướng đông.

Lý thuyết Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

     - Hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.

     - Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông. Con người đứng trên Trái Đất lại nhìn thấy các thiên thể trong bầu trời đều quay từ đông sang tây (tức là ngược lại hướng tự quay của Trái Đất).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Mặt trời mọc hướng đông và lặn hướng tây

 

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông

2. Mặt Trời mọc và lặn

Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêmdo Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Hiện tượng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái ĐấtKhi tự quay quanh trục của nó, Trái Đất sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây. 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Đánh giá

0

0 đánh giá