SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 34 (Chân trời sáng tạo): Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

2.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài 34.1 trang 108 sách bài tập KHTN 6: Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?

A. Kính hiển vi                         B. Kính lúp cầm tay

C. Kính thiên văn                     D. Kính hồng ngoại

Lời giải:

Đáp án: B

Kính lúp là loại kính nhỏ gọn, dễ mang theo nên có thể sử dụng để mang đi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

Bài 34.2 trang 108 sách bài tập KHTN 6: Những dụng cụ nào sau đây không cần sử dụng khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

A. (1), (2), (3), (4), (5)                        B. (1), (2), (3), (5), (7)

C. (3), (4), (5), (6)                              D. (2), (3), (4), (5)

Lời giải:

Đáp án: B

Dao và ná cao su là những vật không cần mang đi trong chuyển đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài 34.3 trang 108 sách bài tập KHTN 6: Kính lúp thường sử dụng để quan sát những đối tượng sinh vật nào?

Lời giải:

Kính lúp được sử dụng để quan sát các sinh vật có kích thước nhỏ như các đại diện thuộc nhóm Rêu, các cơ quan, bộ phận thực vật như rễ, thân, lá; hoặc hình thái ngoài của các động vật nhỏ thuộc lớp Côn trùng.

Bài 34.4 trang 108 sách bài tập KHTN 6: Liệt kê các sinh vật quan sát được vào các bảng sau và đánh dấu ✔ vào nhóm sinh vật tương ứng.

Lời giải:

- Bảng liệt kê các nhóm Thực vật quan sát được:

STT

Tên loài

Rêu

Dương xỉ

Hạt trần

Hạt kín

1

Dương xỉ

 

 

 

2

Rêu tường

 

 

 

3

Cây bàng

 

 

 

 

- Bảng liệt kê các nhóm Động vật không xương sống quan sát được:

STT

Tên loài

Ruột khoang

Giun

Thân mềm

Chân khớp

1

Giun đất

 

 

 

2

Ong mật

 

 

 

3

Bướm

 

 

 

 

- Bảng liệt kê các nhóm Động vật có xương sống quan sát được:

STT

Tên loài

Lưỡng cư

Bò sát

Chim

Thú

1

Chim bồ câu

 

 

 

 

2

Thằn lằn

 

 

 

 

3

Chó

 

 

 

 

Bài 34.5 trang 109 sách bài tập KHTN 6: Xác định vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên bằng cách hoàn thành sơ đồ sau:

Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Lời giải:

Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Lý thuyết Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

1. Chuẩn bị

- Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn)

- Dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát)

- Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật

- Sổ ghi chép, bút chì, tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân,…

- Chia nhóm thực hành (tùy vào địa điểm nghiên cứu).

2. Cách tiến hành

Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên 

Quan sát bằng mắt thường

- Lựa chọn các nhóm sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên dễ quan sát. Đại diện thực vật: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín; đại diện động vật: động vật không xương sống, động vật có xương sống

Quan sát bằng kính lúp

- Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết sinh vật cỡ nhỏ như: nhóm rêu và quan sát các cơ quan, bộ phận như: rễ, thân, lá, hình thái ngoài của động vật,…

Chụp ảnh

- Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sinh vật, ngoài thiên nhiên làm bộ sưu tập ảnh các loài sinh vật.

Ghi chép

- Ghi chép lại các thông tin cần thiết như: đại điểm, thời điểm bắt gặp, hình dạng, kích thước, số lượng các loài đo đếm được ở vùng nghiên cứu, môi trường sống,…

- Dán nhãn và ghi thông tin: Tên cây/tên con vật, nơi sống, ngày phân loại,…

Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

- Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật

- Bước 2: Xác định tên các đại diện các nhóm sinh vật

- Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống

Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên

- Bước 1: Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí,…

- Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế

Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân

- Bước 1: Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống

- Bước 2: Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập

Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá