SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 32 (Chân trời sáng tạo): Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

1.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

Bài 32.1 trang 104 sách bài tập KHTN 6: Những dụng cụ nào sau đây cần phải được chuẩn bị trước khi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

A. Ống nhòm, dao, kéo             B. Máy ảnh, dao, kéo

C. Máy ảnh, giấy, bút                D. Máy ảnh, ống nhòm, giấy

Lời giải:

Đáp án: C

Khi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên cần chuẩn bị máy ảnh để chụp lại hình ảnh các sinh vật và giấy bút để ghi chép khi cần thiết.

Bài 32.2 trang 104 sách bài tập KHTN 6: Hãy mô tả một vài câu về đặc trưng của đặc điểm quan sát động vật ngoài thiên nhiên.

Lời giải:

- Địa điểm quan sát: Vườn quốc gia Ba Vì

+ Đặc điểm rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

+ Vị trí: cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây

+ Diện tích: 9.702,41 ha

Bài 32.3 trang 104 sách bài tập KHTN 6: Hãy liệt kê những động vật mà em quan sát được tại địa điểm quan sát.

Lời giải:

Các động vật mà em quan sát được là: bọ que, bạc má, con giun đất, con vọoc, con khỉ,…

Bài 32.4 trang 104 sách bài tập KHTN 6: Chọn ra 4 đối tượng động vật mà em quan sát được, lập bảng mô tả các tiêu chí đặc trưng của mỗi đối tượng đó theo mẫu sau:

Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

Lời giải:

Tên động vật

Đặc điểm

Môi trường sống

Giun đất

Cơ thể hình trụ, cơ thể phân đốt

Trong đất

Bọ que

Cơ thể hình que, có 3 đôi chân

Trên cạn

Khỉ

Cơ thể phủ lông mao, các chi linh hoạt

Trên cây

Bài 32.5 trang 104 sách bài tập KHTN 6: Hãy cho biết vai trò của những động vật mà em quan sát được tại địa điểm thực hành bằng cách điền vào bảng sau:

Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

Lời giải:

Tên động vật

Lợi ích/Tác hại

Giun đất

- Làm đất tơi xốp

- Là thức ăn cho các sinh vật khác

Bọ que

- Gây hại cho thực vật

- Là thức ăn cho các sinh vật khác

Khướu bạc má

- Là động vật quý hiểm

- Tiêu diệt sâu và côn trùng gây hại

Lý thuyết Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

1. Chuẩn bị

- Địa điểm: vườn trường, khu dân cư, ven đồi, ven núi, công viên, sở thú,…

- Dụng cụ: máy ảnh, giấy, bút…

- Tài liệu: tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật

2. Cách tiến hành

Quan sát và phân loại một số đại diện động vật ngoài thiên nhiên

- Bước 1: Quan sát hoặc chụp ảnh động vật tại địa điểm nghiên cứu

- Bước 2: Nhận dạng nhanh một số đại diện quen thuộc

- Bước 3: Xác định môi trường sống của động vật: trên cạn, dưới nước, nơi ấm ướt, trên cây….

- Bước 4: Mô tả đặc điểm đặc trưng của các loài động vật quan sát được

- Bước 5: Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận diện chúng

Báo cái kết quả thực hành

- Thực hiện báo cáo kết quả theo mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá