SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Động vật

2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Động vật

Bài 31.1 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống?

A. Bộ xương ngoài                   B. Lớp vỏ

C. Xương cột sống                   D. Vỏ calcium

Lời giải:

Đáp án: C

Để phân biệt nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống người ta sẽ xác định xem loài đó có xương cột sống hay không.

Bài 31.2 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá                    B. Nhóm chân khớp

C. Nhóm giun                 D. Nhóm ruột khoang

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 31.3 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Ruột khoang

B. Giun

C. Thân mềm

D. Chân khớp

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 31.4 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài 31: Động vật

A. Cá                    B. Thú                  C. Lưỡng cư                   D. Bò sát

Lời giải:

Đáp án: B

Cá heo thuộc lớp thú vì chúng hô hấp bằng phổi, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Bài 31.5 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài 31: Động vật

A. Cá                    B. Lưỡng cư                   C. Bò sát                        D. Thú

Lời giải:

Đáp án: B

Cá cóc là đại diện của nhóm lưỡng cư không chân thuộc lớp lưỡng cư

Bài 31.6 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Lời giải:

Đáp án: A

Chân khớp, ruột khoang, thân mềm thuộc ngành động vật không xương sống

Bài 31.7 trang 101 sách bài tập KHTN 6: Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới động vật. Ý kiến của em là gì?

Lời giải:

San hô tuy có khả năng nảy mầm sinh trưởng nhưng chúng không phải là thực vật mà là động vật thuộc ngành ruột khoang, có khả năng dị dưỡng. 

Bài 31.8 trang 102 sách bài tập KHTN 6: Cho các đại diện sinh vật: cá mập, cá voi, chim cánh cụt, ếch giun, cá sấu, thú mỏ vịt, cua, san hô, giun đất, hến, mực, bọ cánh cam, lươn, hươu, cá ngựa. Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật theo bảng sau:

Bài 31: Động vật

Lời giải:

Bài 31: Động vật

Bài 31.9 trang 102 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên một số động vật xung quan em có giá trị trong thực tiễn.

Lời giải:

- Làm cảnh: chó, mèo, cá vàng

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, bò, lợn, gà

- Làm vật thí nghiệm: ếch đồng, chuột bạch

Bài 31.10 trang 102 sách bài tập KHTN 6: Hãy thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ điều tra về một số động vật gây hại cho nền kinh tế địa phương. Từ đó cho biết cách phòng trừ những tác hại mà các động vật đó mang lại bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bài 31: Động vật

Lời giải:

Tên động vật

Nơi sống

Tác hại

Con hà

Gềnh đá, vỏ tàu, thuyền

Vỏ hủy vỏ tàu, thuyền, làm giảm tốc độ di chuyển của tàu

Con mối

Trong đồ gỗ

Phá hủy đồ dùng bằng gỗ

Con muỗi

Nơi ẩm ướt (gầm giường, tủ, bụi cây,…)

Là vật trung gian truyền bệnh

Đánh giá

0

0 đánh giá