SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Virus

1.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 24: Virus sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 24: Virus

Bài 24.1 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Hình bên mô phỏng hình dạng và cấu trúc của virus nào?

Bài 24: Virus

A. Virus khảm thuốc lá                      B. Virus corona

C. Virus dại                                       D. Virus HIV

Lời giải:

Đáp án: D

HIV là virus có dạng hình cầu, vỏ có các gai glycoprotein.

Bài 24.2 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

Bài 24: Virus

A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi

B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi

C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài

D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 24.3 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. Có kích thước hiển vi

B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ

C. Chưa có cấu tạo tế bào

D. Có hình dạng không cố định

Lời giải:

Đáp án: C

Virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.

Bài 24.4 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

A. Bệnh kiết lị                B. Bệnh dại

C. Bệnh vàng da             D. Bệnh tả

Lời giải:

Đáp án: B

Bệnh dại là bệnh do virus dại gây nên.

Bài 24.5 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Sau khi học bài virus, bạn Linh nói: “Virus là một dạng sống đặc biệt.” Em hãy giải thích câu nói của bạn Linh.

Lời giải:

Nói virus là một dạng sống đặc biệt vì nó cần kí sinh nội bào bắt buộc trong cơ thể vật chủ, khi rời khỏi vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống.

Bài 24.6 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, năm 2020 tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng. Tính đến hết tháng 08/2020, cả nước đã ghi nhận bốn mươi tám trường hợp tử vong do bệnh dại tại hai mươi hai tỉnh, thành phố; tăng bốn trường hợp so với cùng kì năm 2019. Em hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh dại. Cần làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại?

Lời giải:

- Nguyên nhân gây bệnh dại là do virus dại từ nước bọt của động vật mắc bệnh dại theo vết cắn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

- Cần tiêm phòng vaccine để phòng tránh bệnh dại.

Bài 24.7 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Virus có vai trò gì đối với con người? Hay kể tên một số ứng dụng có ích của virus trong thực tiễn.

Lời giải:

Virus là nguyên nhân gây bệnh cho người, thực vật và động vật, tuy nhiên chúng ta cũng có thể ứng dụng virus vào trong thực tiễn như:

- Sử dụng virus vào mục đích nghiên cứu khoa học

- Sản xuất vaccine

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Bài 24.8 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình bên và cho biết biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus corona và biện pháp phòng chống.

Bài 24: Virus

Lời giải:

- Biểu hiện của người bị nhiễm virus corona là:

+ Sốt hoặc ớn lạnh

+ Đau họng, ho, khó thở

+ Mệt mỏi, đau cơ, đau người, đau đầu, mất vị giác/khứu giác

- Biện pháp phòng tránh:

+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng

+ Đeo khẩu trang 

+ Hạn chế tụ tập nơi đông người

+ Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh

Bài 24.9 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Em hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine.

Lời giải:

Một số bệnh do virus gây ra có thể tiêm phòng bằng vaccine là: bệnh dại, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh cúm,…

Bài 24.10 trang 84 sách bài tập KHTN 6: Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên.

Lời giải:

Đối với các bệnh do virus gây ra, người ta không thể điều trị bằng kháng sinh mà phải sử dụng các loại thuốc kháng virus đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là tiêm phòng vaccine vì nó sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại loại virus gây bệnh đã được tiêm phòng.

Đánh giá

0

0 đánh giá