SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Thực hành quan sát sinh vật

2.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Bài 21.1 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Trong các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào, tại sao phải đặt sợi bông lên lam kính trước khi nhỏ giọt nước ao/hồ lên?

Lời giải:

Các nguyên sinh vật có trong nước (trùng roi, trùng giày,…) đều di chuyển khá nhanh và linh hoạt nên cần đặt sợi bông để tạo thành các ô nhỏ cố định vị trí hoạt động của chúng để việc quan sát thuận tiện hơn.

Bài 21.2 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Vẽ và chú thích trùng giàu, trùng roi.

Lời giải:

- Trùng giày

Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

- Trùng roi: 

Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Bài 21.3 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu ba đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi.

Lời giải:

Ba đặc điểm chung của trùng giày và trùng roi là:

- Cơ thể có cấu tạo đơn bào

- Là sinh vật nhân thực

- Có khả năng di chuyển

Bài 21.4 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật mà em biết.

Lời giải:

* Biến dạng của lá:

- Lá biến thành tua cuốn: bầu, bí, mướp

- Lá biến thành gai: xương rồng

- Lá mọng nước: nha đam, sen đá

- Lá bắt mồi: cây gọng vó, cây nắp ấm

* Biến dạng của thân:

- Thân củ: khoai tây, su hào

- Thân rễ: gừng, riềng

* Biến dạng của rễ:

- Rễ củ: cà rốt, khoai lang, sắn

- Rễ thở: cây đước, cây bần

- Rễ móc: trầu không

- Rễ giác mút: cây tơ hồng, cây đa

Bài 21.5 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Vẽ và chú thích hệ tiêu hóa ở người.

Lời giải:

Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Bài 21.6 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Khi thao tác trên các bộ phận của mô hình cơ thể người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về hình dạng ban đầu em cần chú ý điều gì?

Lời giải:

Những điều cần chú ý:

- Khi tháo mô hình: những bộ phận tháo trước để ở vị trí gần tay thao tác, những bộ phận tháo sau để theo thứ tự xa dần.

- Khi lắp mô hình: tiến hành lắp những bộ phận ở xa vào trước lần lượt cho đến hết.

Lý thuyết Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh.

- Mẫu vật: 

+ Mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy. Mẫu thực vật có đầy đủ các đại diện biến dạng của rễ, thân, lá.

+ Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng, cây nắp ấm, cây quất, cây lạc,… (có thể thay các cây khác để thuận lợi cho việc thu mẫu).

+ Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.

2. Cách tiến hành

Quan sát cơ thể đơn bào

- Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính

- Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông

- Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa

- Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được

Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh

 - Quan sát mẫu vật

- Xác định các cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh

Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người

- Quan sát mô hình/tranh ảnh cấu tạo nên cơ thể người

- Xác định vị trí các cơ quan, hệ cơ quan quan sát được. Nếu quan sát mô hình cơ thể người cần thực hiện tháo, lắp theo các bước sau:

+ Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp

+ Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người

+ Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng các tháo dần các bộ phận của mô hình

+ Bước 4: Lắp mô hình về dạng bạn đầu

Báo cáo kết quả thực hành

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá