Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
a) Gọi tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ (1) đến (5) với các gợi ý sau: cơ thể, mô, cơ quan, tế bào, hệ cơ quan.
b) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. Hệ cơ quan B. Cơ quan
C. Mô D. Tế bào
c) Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là
A. Tế bào B. Mô
C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của năm cấp tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.
Lời giải:
a) (1) Tế bào
(2) Mô
(3) Cơ quan
(4) Hệ cơ quan
(5) Cơ thể
b) Chọn D
Tế bào là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất có khả năng độc lập thực hiện chức năng trong một cơ thể đa bào.
c) Chọn C
Cơ quan là cấu trúc được cấu tạo nên bởi nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể (Vd: da được cấu tạo từ nhiều mô biểu bì)
d) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của năm cấp tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn:
Bài 20.2 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân
Lời giải:
Đáp án: C
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Lời giải:
1 – B 2 – A 3 – C 4 – E 5 – D
Lời giải:
1 – E 2 – C 3 – B 4 – A 5 – D
Bài 20.5 trang 70 sách bài tập KHTN 6: Quan sát một số cơ quan trong hình sau:
a) Gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình.
b) Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ thần kinh
C. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu hóa
c) Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào sau đây?
A. (2), (3) B. (3), (4)
C. (3), (5) D. (3), (6)
Lời giải:
a)
(1) Não (2) Tim (3) Dạ dày
(4) Phổi (5) Thận (6) Ruột
b) Chọn A
Não là một cơ quan thuộc hệ thần kinh
c) Chọn D
Trong các hình trên, dạ dày và ruột thuộc cơ quan tiêu hóa.
Lời giải:
Tên cơ quan |
Hệ cơ quan |
Chức năng |
Phổi |
Hệ thần kinh |
Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường |
Dạ dày, ruột |
Hệ tuần hoàn |
Tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể |
Tim |
Hệ tiêu hóa |
Bơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể |
Não |
Hệ hô hấp |
Điều khiển họa động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động thống nhất |
Thận |
Hệ bài tiết |
Lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể |
Bài 20.7 trang 70 sách bài tập KHTN 6: Cho hình ảnh cây lạc.
a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.
b) Xác định hệ cơ quan của cây lạc.
c)* Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.
Lời giải:
a) Các cơ quan của cây lạc bao gồm:
(1) rễ (2) thân (3) lá (4) hoa (5) củ (6) hạt.
b) Hệ cơ quan của cây lạc bao gồm:
- Hệ chồi (lá, thân, hóa(
- Hệ rễ (rễ)
c)* Gọi củ lạc là chưa chính xác mà phải gọi là quả lạc vì thực chất củ lạc là do hoa phát triển thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên bị nhầm thành củ.
Lời giải:
Tên cơ quan |
Hệ cơ quan |
Chức năng |
Quả |
Hệ chồi |
Chứa hạt vào bảo vệ hạt |
Thân |
Hệ chồi |
Dẫn truyền nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng trong cây |
Rễ |
Hệ rễ |
Hút nước và muối khoáng trong đất |
Hoa |
Hệ chồi |
Là cơ quan sinh sản của cây |
Lá |
Hệ chồi |
Chứa nhiều sắc tố thực hiện chức năng quang hợp |
Bài 20.9 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Hoàn thành đoạn thông tin sau:
Trong cơ thể đa bào, …(1)… thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. …(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Chẳng hạn, hệ thần kinh của bạn được tạo thành từ …(3)… (gồm các tế bào thần kinh), mô bì, mô liên kết. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống.
Lời giải:
(1) tế bào (2) mô (3) Mô thần kinh
Bài 20.10 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Quan sát sơ đồ dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Viết tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào vào cột (A)
b) Nối tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể ở cột (A) tương ứng với các hình thức ở cột (B)
c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết đây là hệ cơ quan nào trong cơ thể người
d) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương
Lời giải:
a) Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
b) (1) tế bào
(2) mô
(3) cơ quan
(4) hệ cơ quan
(5) cơ thể
c) Các cơ quan trong hệ cơ quan số (4) là: dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn.
- Đây là hệ tiêu hóa.
d) Nếu một trong các cơ quan của hệ tiêu hóa bị tổn thương sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn, gây ra các rối loạn như tiêu chảy, sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng.
a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?
b) Tại sao ung thư là vấn đề đối với các cấp độ tổ chức trong cơ thể sinh vật?
Lời giải:
a) Sự xuất hiện ở các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ tế bào.
b) Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống. Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự hình thành và đổi mới các cấu trúc cấp cao hơn của cơ thể. Khi có mầm ung thư xuất hiện, chúng sẽ nhân lên một cách nhanh chóng và hình thành khối u phát triển và xâm lấn sang các mô lân cận kết quả tạo nên ung thư ở các cấp tổ chức cao hơn.
Bài 20.12 trang 72 sách bài tập KHTN 6: Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:
a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào.” Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.
b) Em hãy tìm hiểu vệ hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này.
c)* Hãy nêu đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.
Lời giải:
a) Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào là sai.
- Bên cạnh các sinh vật có cấu tạo đa bào còn có các sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào như trùng roi, trùng giày,…
b) Ví dụ tế bào và mô cơ quan tương ứng tạo nên hệ bài tiết:
- Tế bào: Tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu,…
- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết,…
- Cơ quan: thận, bàng quan, ống dẫn nước tiểu, ống đái,…
c)* Các đặc trưng của một cơ thể sống là:
- Lấy các chất cần thiết
- Lớn lên
- Sinh sản
-Vận động/cảm ứng
- Loại bỏ các chất thải