SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Một số vật liệu thông dụng

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Bài 11.1 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …

C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.

Lời giải:

Đáp án C

Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Bài 11.2 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

B. Vì gang khó sản xuất hơn thép.

C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

D. Vì gang giòn hơn thép.

Lời giải:

Đáp án D

Gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng vì gang giòn hơn thép.

Bài 11.3 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Mô hình 3R có nghĩa là gì?

A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Lời giải:

Đáp án D

Mô hình 3R có nghĩa là: Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Bài 11.4 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thủy tinh.                              B. Thép xây dựng.

C. Nhựa composite.                  D. Xi măng.

Lời giải:

Đáp án D

Trong 4 loại vật liệu trên có xi măng không thể tái chế.

Bài 11.5 trang 37 sách bài tập KHTN 6:

a) Dựa vào các tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm được sử dụng làm dây điện?

b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

Lời giải:

a) Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì có khả năng dẫn điện tốt.

b) Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.

Bài 11.6 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn?

Lời giải:

Vật liệu inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn vật liệu bằng thép vẫn bị gỉ trong môi trường không khí nên cần phải phun sơn bảo vệ cho nó được bền hơn.

Bài 11.7 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó:

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

a) Thời gian phân hủy của vật liệu nhựa là như thế nào?

b) Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người như thế nào?

c) Em hãy đề xuất cá giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa.

Lời giải:

a) Thời gian phân hủy nhựa có thể lên tới cả trăm năm.

b) Tác hại của vật liệu nhựa đến môi trường: Vật liệu nhựa sau khi sử dụng chuyển thành rác thải nhựa, lâu phân hủy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các hạt vi nhựa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và sinh vật khác.

c) Giải pháp để xuất giảm thiểu rác thải nhựa:

- Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

- Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ các nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.

- Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thải nhựa tái chế.

Bài 11.8 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Vải may quần áo được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vài làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để có thể phân biệt được 2 loại vải này?

Lời giải:

Để phân biệt hai loại vải trên ta cắt từ mỗi loại một mảnh vải nhỏ, sau đó đem đốt.

- Mảnh nào cháy và queo lại, khét mùi nhựa là vải polymer.

- Mảnh nào cháy thành tro, khét mùi giấy thì đó là vải làm bằng sợi bông.

Bài 11.9 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Ghi đúng (Đ); sai (S) vào ô phù hợp với các nhận xét đồ dùng bằng nhựa:

 Nội dung

Đ/S

Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường

 

Đồ dùng nhựa không ảnh hướng đến sức khỏe con người

 

Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng

 

Đồ dùng nhựa có thể tái chế

 

 

Lời giải:

 Nội dung

Đ/S

Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường

S

Đồ dùng nhựa không ảnh hướng đến sức khỏe con người

S

Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng

S

Đồ dùng nhựa có thể tái chế

Đ

Lý thuyết Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

1. Một số vật liệu thông dụng

Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Ví dụ:

Kim loại là vật liệu để làm ra phin cà phê, lõi dây điện, vành xe đạp...

Gỗ là vật liệu làm ra bàn, ghế, tủ,...

Thủy tinh là vật liệu làm ra cốc, ly, kính ô tô,...

Nhựa là vật liệu để làm ra chai, lọ, vỏ bút, vỏ dây điện, xô, chậu, đồ chơi lego,...

 

Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...

2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

       Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ:

       + Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.

+ Vật liệu bằng nhựa và thuỷ tinh không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.

       + Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, không bị ăn mòn.

3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

- Hạn chế sử dụng đổ vật nhựa đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn,... Có thể thay bằng đồ thuỷ tinh.

- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng,...) nhằm tránh các hoá chất độc hại từ hộp nhựa lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.

- Không sử dụng hộp nhựa để nấu, hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng. Khi dùng trong lò vi sóng nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên, và sẽ tác động vào hộp đựng bằng nhựa, làm cho các chất gây hại có trong nhựa bị lây nhiễm ra thực phẩm. Có thể thay thế bằng hộp thuỷ tinh, bát đĩa bằng sành sứ để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ gia đình.

- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sê bị giòn, cứng,...). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.

- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bề mặt vật liệu, tra dầu mỡ, chế tạo vật liệu chống ăn mòn,...

- Nên sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường như: gạch không nung tâm panen đúc sẵn, mái che kính, cửa gỗ chống cháy,...

 

 

Kết luận: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đánh giá

0

0 đánh giá