Văn bản Lơ Xít - Coóc-nây - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.5 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Lơ Xít Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Lơ Xít lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Lơ Xít - Ngữ văn 9

I. Tác giả Coóc-nây

Lơ Xít - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Coóc-nây sinh ra trong một gia đình công chức xứ Normangdi. Ông say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.

- Năm 1635, ông viết vở bi kịch đầu tiên Mê đê nhưng không thành công. Sau đó, hướng ề mảng đề tải về Tây Ban Nha, ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sai chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637)

- Trong sự nghiệp sáng tác của Cóoc-nây quan trọng nhất là thời kì sáng tác thứ hai (1635-1643), thời kì của những kiệt tác trứ danh. Mượn đề tài văn học cổ đại. Cóocnây đã làm sống lại lí tưởng anh hùng La Mã thời cộng hòa với những con người xuất chúng.

II. Tìm hiểu văn bản Lơ Xít

1. Thể loại

- Văn bản Lơ Xít thuộc thể loại: bi kịch.

2. Xuất xứ

- Trích trong Lơ Xít, Hoàng Hữu Đản dịch, in trong Bi kịch cổ điển Pháp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1978, tr204 – 209.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục Lơ Xít

- Phần 1 (từ đầu đến chết mất thôi): nỗi đau của Si-men.

- Phần 2 (đoạn còn lại): sự “phân vân” của Ro-đri-go và sự đánh giá của Si-men trước hành động ấy.

5. Tóm tắt Lơ Xít

Đông Rô-dri-gơ (Don Rodrigue), con trai Đông Đi-e-gơ (Don Diegue), yêu Si-men (Chimène), con gái Đông Goóc-ma-xờ (Don Gormas). Một cuộc cãi cọ diễn ra giữa hai ông bố dẫn đến việc Đông Goóc-ma-xờ tát Đông Đi-e-gơ. Để rửa nhục, Đông Đi-e-gơ yêu cầu con trai trả thù Đông Goóc-ma-xờ. Rô-dri-gơ đấu tranh tư tường, Goocc-ma-xở bị Rô-đri-gơ đâm chết. Sau đơ, Rô-đri-gơ đến yêu câu Si-men hãy giết chàng để trả thù cho cha. Si-men thữa nhận lòng dūng cám của Rô-đri-gơ va tuyên bố cūng sẽ làm bổn phận của mình là đòi nhà vua xử tội kẻ giết ngươi. Lúc đó, giặc Mô sắp sửa tấn công, Rô-đri-gơ được cử đi đánh giặc. Chàng đã chiến thắng trở về. Si-men tiếp tục đòi lấy đầu Rô-đri-go. Hiệp sĩ Đông Xăng-so (Don Sanche), vốn yêu Si-men, tình nguyện đấu kiếm vơi Rô-đri-gơ để trả thù cho Si-men. Đông Xăng-sơ thua, nhưng Rô--đri-gơ đã tha chết cho chàng. Thấy Đông Xăng-sơ trở về, tường Rô-đri-gơ đã bị giết, Si-men đã không giấu được cảm xúc, bôc lộ rõ tình yêu với Rô-đri-gơ và sự đau đớn của minh. Nhà vua tuyên bố danh dự của Si-men được bào toàn và có thế chăp duyên lành với Rô-đri-go.

6. Giá trị nội dung Lơ Xít

- Văn bản đã cho người đọc thấy hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.

- Trong tác phẩm này tình yêu có nhường bước cho tiếng nói của nghĩa vụ, của đạo làm con. Nhưng không chỉ thế, ở đây tiếng nói của tình yêu có vai trò, có sức nặng của nó. Nhưng là một thứ tình yêu lứa đôi được xây dựng trên sự gần gũi bên trong, trên sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau và mỗi người cố gắng đứng ngang tầm với người yêu mình. Cái lí tưởng về “con người phong nhã” của thời đại thực sự đã hướng dẫn cách xử thế của các nhân vật.

7. Giá trị nghệ thuật Lơ Xít

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Lơ Xít

1. Sự việc diễn ra

- Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng vì chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.

- Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men. Chàng không muốn van xin Si-men vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc cho nên chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”.

Lơ Xít - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Diễn biến tâm tạng của Si-men

- Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.

- Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.

- Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.

=> Hai nhân vật phải chịu sự giằng xé nội tâm giữa giết và không giết (Si-men), van xin và không van xin (Rô-đri-gơ). Từ đó xung đột chính của vở kịch đó là sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.

IV. Đọc tác phẩm: Lơ Xít

 

LƠ XÍT

(trích, Cooc-nây)

HỒI III

LỚP IV

ĐÔNG RÔ-ĐRI-GƠ, SI-MEN, EN-VI-A

Đông Rô-đri-gơ: - Thôi! Kiện mà chi cho mất công nhiều,

                              Giành lấy vinh dự bắt ta đừng sống nữa!

Si-men: - En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?

                Rô-đri-gô tại nhà này! Rô-đri-gô trước mắt ta sao!

Đông Rô-đri-gơ: - Đừng tiếc máu ta! Cứ điềm nhiên nếm hạnh phúc ngọt ngào

                            Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!

Si-men: – Ôi đau đớn!

Đông Rô-tri-go: – Hãy nghe ta!

Si-men: – Em chết mất!

Đông Rô-ri-gơ: – Một phút thôi!

Si-men: – Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!

Đông Rô-tri-gơ: – Chỉ xin em cho nói một câu thôi!

                              Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!

Si-men: – Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!

Đông Rô-tri-gơ: – Si-men em!

Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!

                 Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!

Đông Rô-đri-gơ: – Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,

                               Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.

Si-men: – Nó đẫm máu em!

Đông Rô-tri-go: – Hãy đâm ngập nó vào trong máu của ta,

                              Và như vậy, màu máu em sẽ bị xoá nhoà.

Si-men: – Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết

                 Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt.

                 Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!

                 Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!

Đông Rô-tri-gơ: – Xin theo ý! Nhưng ta không bỏ điều mong muốn

                              Bằng tay em kết liễu cuộc đời sầu muộn.

                              Chớ mong chờ ở lòng âu yếm của ta

Sự hối hận đê hèn về hành động đúng vừa qua

Cơn nóng nảy vội vàng khôn đường lấy lại

Nhục cha ta, phủ lên đời ta vết nhơ tai hại.

Biết không em? Với khách anh hảo

Một cái tát xúc phạm người sâu nặng biết bao!

Nhục cả cho ta, ta đã tìm người gây nhục,

Tìm thấy: ta trả thù danh dự, thủ cha cùng một lúc.

Và sẽ còn làm vậy nữa nếu như cần!

Nói thực thà, đâu phải trong thâm tâm

Ta chẳng có lúc vì em mà ngả nghiêng, rời rã,

Thầm oán trách cha ta, và oán trách cả bản thân ta nữa!

Đấy, sức mạnh tỉnh yêu: xúc phạm lớn dường này

Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!

Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục,

Ta suy nghĩ: hay chính tay ta đã quá vội vàng một lúc,

Tự kết tội mình đã hành động quá thô.

Nhan sắc em biết đâu đã thắng cả mối thủ

Nếu để chống lại vẻ hương trời sắc nước

Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được!

Rằng: dẫu tình ta trong tim em dào dạt chan hoà,

Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa.

Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó

Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá.

Ta nói mãi, em ơi! Dẫu lòng chua xót khóc than,

Đến nhắm mắt xuôi tay vẫn muốn nhắc em rằng:

Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thể ấy

Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.

Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,

Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương,

Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống,

Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.

Ta biết mất cha thù kia em phải báo đền,

Ta chẳng muốn cướp của em lễ vật hi sinh.

Hãy can đảm cắt ngang chở ngại,

Trả lại cha, thay máu đào đã chảy,

Tỉnh mạng của người đã tự hào làm đổ máu cha em!

Si-men: – A, Rô-đi-gơ, tuy thù sâu nhưng nói thực nỗi niềm,

Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện,

Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn,

Chẳng buộc tội chàng, chỉ khóc điều bất hạnh xót xa.

Em biết: danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia.

Ở một tâm hồn thanh cao, dạt dào sức sống.

Hành động chàng, không ngoài nghĩa vụ con người cao thượng,

Đã đồng thời nhắc em, làm nghĩa vụ của em.

Tài oan nghiệt kia đã nhắc em bằng chiến thắng của mình

Nó đã trả vẹn thù cha và giữ trong danh dự.

Em cũng thế: điều cân nhắc, băn khoăn, suy nghĩ

Là giữ gìn danh dự, trả thù cha.

Than ôi! Nghĩ tình chàng mà tuyệt vọng ngẩn ngơ.

Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác.

Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,

Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm

Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em.

Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc!

Vì danh dự, lửa lòng đành dập tắt!

Nghĩa vụ khắt khe cay đắng trăm đường

Buộc lòng mình, giết kẻ mình thương!

Bởi rốt cuộc, dù âu yếm cũng chở hòng mong ước

Tình cảm yếu hèn ngăn cánh tay trừng phạt.

Lòng thuỷ chung dầu nồng thắm nâng niu,

Cao thượng này phải đáp lòng cao thượng người yêu:

Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng,

Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Ngày xưa

Tác giả - tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường

Tác giả - tác phẩm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Tác giả - tác phẩm: Lơ Xít

Tác giả - tác phẩm: Bí ẩn của làn nước

Tác giả - tác phẩm: Âm mưu và tình yêu

Đánh giá

0

0 đánh giá