Bên cạnh sự phổ biến của kim loại trong cuộc sống, một số phi kim cũng có nhiều ứng dụng thiết thực. Dựa vào sự khác biệt về tính chất mà mỗi loại có

147

Với giải bài tập Mở đầu trang 85 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Mở đầu trang 85 Bài 19 KHTN 9: Bên cạnh sự phổ biến của kim loại trong cuộc sống, một số phi kim cũng có nhiều ứng dụng thiết thực. Dựa vào sự khác biệt về tính chất mà mỗi loại có những ứng dụng phù hợp. Phi kim có ứng dụng như thế nào trong đời sống? Giữa kim loại và phi kim có những tính chất gì khác nhau?

Trả lời:

Carbon, lưu huỳnh và chlorine là những phi kim có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:

- Carbon dùng làm nhiên liệu, điện cực, ruột bút chì, lõi lọc nước, …

- Lưu huỳnh dùng làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, lưu hoá cao su,…

- Chlorine dùng để sản xuất hoá chất tẩy rửa, nhựa PVC …

Các nguyên tố kim loại và phi kim có sự khác nhau ở một số tính chất (vật lí và hoá học):

Một số tính chất

Kim loại

Phi kim

Tính dẫn điện

Dẫn điện tốt

Thường không dẫn điện

Tính dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt tốt

Thường dẫn nhiệt kém

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí.

Khối lượng riêng

Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng.

Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ.

Khả năng tạo thành các ion

Kim loại có xu hướng tạo thành ion dương khi tham gia phản ứng hoá học.

Phi kim có xu hướng tạo thành ion âm khi tham gia phản ứng với kim loại.

Phản ứng với oxygen

Phần lớn các kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide (thường là oxide base).

Phi kim phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide acid.

Đánh giá

0

0 đánh giá