SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Đo khối lượng

4.5 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo khối lượng

Bài 5.1 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. tấn. 

B. miligam.

C. kilôgam. 

D. gam.

Lời giải:

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là kilôgam.

Chọn đáp án C.

Bài 5.2 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp. 

B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. 

C. Sức nặng của hộp bánh,

D. Thể tích của hộp bánh. 

Lời giải:

Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g. Con số này chỉ: Khối lượng bánh trong hộp.

Chọn đáp án A.

Bài 5.3 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được di qua cầu.

 Bài 5: Đo khối lượng

Lời giải:

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. 

Nếu quá 10 tấn vẫn qua thì cây cầu có thể bị gãy, đổ, nứt… gây nguy hiểm cho người và phương tiện đi qua cầu.

Chọn đáp án B.

Bài 5.4 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là

A. 1 g. 

B. 5 g. 

C. 10 g.

D. 100 g.

Lời giải:

Cách ghi kết quả đo là: Kết quả đo phải chia hết cho độ chia nhỏ nhất. 

=> Trong 4 đáp án trên thì 14 533 g chỉ chia hết cho 1 g.

Chọn đáp án A. 

Bài 5.5 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

A. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. 

B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg. 

C. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g.

D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg.

Lời giải:

- Vật có khối lượng 257,5 g = 257 g + 0,5 g 

= 200 g + 57 g + 500 mg

= 200 g + 50 g + 2 g + 5g + 500 mg

=> Cần sử dụng quả cân có khối lượng 200 g, 50 g, 2 g, 5 g và 500 mg.

Chọn đáp án B.

Bài 5.6 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu? 

A. 24 kg.

B. 20 kg 10 lạng. 

C. 22 kg.

D. 20 kg 20 lạng.

Lời giải:

Ta có: 1 lạng = 0,1 kg

            2 lạng = 0,2 kg

=> Người ta cho mỗi túi thêm 2 lạng đường thì khối lượng 1 túi đường khi đó là: 

1 kg + 0,2 kg = 1,2 kg.

Vậy khối lượng của 20 túi đường khi đó là: 1,2 x 20 = 24 kg.

Chọn đáp án A. 

Bài 5.7 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Mọi vật đều có ... 

b) Người ta dùng ... để đo khối lượng. 

c)... là khối lượng của một quả cần mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

Lời giải:

a) Mọi vật đều có khối lượng.

b) Người ta dùng cân để đo khối lượng. 

c) Kilôgam (kg) là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

Bài 5.8 trang 15 sách bài tập KHTN 6: Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao gạo đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg?

Lời giải:

Cách 1: 

Bài 5: Đo khối lượng

- Bước 1: Để quả cân 4 kg lên 1 đĩa cân. Đĩa cân còn lại đặt đổ gạo vào đến khi cân thăng bằng. Ta lấy được 4 kg gạo.

- Bước 2: Làm tương tự 1 lần nữa, ta lấy được 4 kg gạo. Như vậy, gạo trong bao còn 2 kg.

- Bước 3: Lấy 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cân, khi cân thăng bằng, số gạo ở 2 đĩa cân là 1 kg. 

Vậy ta đã có 1 kg gạo.

Cách 2: 

- Bước 1: Lấy 10 kg chia đều cho 2 đĩa cân, khi cân thăng bằng, số gạo ở 2 đĩa cân là 5 kg.

- Bước 2: Lấy 5 kg gạo để lên 1 đĩa cân, đĩa cân còn lại để quả cân 4 kg.

- Bước 3: Bên đĩa cân 5 kg bỏ bớt số gạo ra đến khi cân thăng bằng. Số gạo bỏ bớt bằng 1kg.

Vậy ta đã có 1 kg gạo.

Bài 5.9 trang 15 sách bài tập KHTN 6: Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân.

Lời giải:

Cách cân chính xác khối lượng của một vật nếu dùng thêm hộp quả cân và một cân đồng hồ đã cũ không còn chính xác là:

- Đặt vật lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. 

- Thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.

Lý thuyết Bài 5: Đo khối lượng

1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

 Đơn vị lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.

1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg

 Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…

1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg

  - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng | Chân trời sáng tạo

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng | Chân trời sáng tạo

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng | Chân trời sáng tạo

2. Thực hành đo khối lượng

    Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.

Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Đánh giá

0

0 đánh giá