Lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập môn HĐTN lớp 7.
Giải bài tập HĐTN lớp 7 Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Nhiệm vụ 1 trang 58 HĐTN lớp 7: Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người
Câu 1 trang 58 Hoạt động trải nghiệm 7: Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên.
Trả lời:
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính:
- Lũ lụt
- Xói mòn đất.
- Hạn hán.
- Băng tan.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Câu 2 trang 58 Hoạt động trải nghiệm 7: Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống của con người.
Gợi ý:
- Thiếu nước sinh hoạt
- Dịch bệnh
- Hư hỏng nhà cửa, cầu cống,...
- Nghèo đói
- Thiệt hại về mùa màng
- Ảnh hưởng khác
Trả lời:
Khi nhiệt độ trái đất tăng lên hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra. Đây không chỉ là hiểm họa với các loài sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người. Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do con người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Câu 3 trang 58 Hoạt động trải nghiệm 7: Chia sẻ về những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương em.
Trả lời:
Học sinh chỉ ra những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương em.
Sinh vật
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Sức khỏe
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Cháy rừng
Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Gây ra thảm họa thiên tai
Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa khủng khiếp.
Ngoài ra, nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
Nhiệm vụ 2 trang 59 HĐTN lớp 7: Thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 1 trang 59 Hoạt động trải nghiệm 7: Thực hiện những việc làm phù hợp với em để góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Gợi ý:
- Tăng cường sử dụng sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Không đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng.
- Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
- Trồng thêm cây xanh, phủ xanh đồi trọc.
- Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.
Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.
Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.
Tắt nguồn điện khi không sử dụng
Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.
Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…
Câu 2 trang 59 Hoạt động trải nghiệm 7: Chia sẻ kết quả thực hiện các hoạt động góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Trả lời:
- Kết quả thực hiện các hoạt động góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính:
+ Trồng được 100 cây xanh.
+ Giảm rác thái khu dân cư.
+ Tiết kiệm điện nước.
Nhiệm vụ 3 trang 59, 60 HĐTN lớp 7: Thực hiện những việc làm bảo vệ di tích, danh làm thắng cảnh tại khu vực tham quan
Câu 1 trang 59 Hoạt động trải nghiệm 7: Chỉ ra hiện trạng môi trường ở khu vực em đã tham quan.
Gợi ý:
Hiện trạng |
Nguyên nhân |
Rác thải tràn lan |
Khách tham quan xả rác bừa bãi. |
Cảnh quan bị xâm phạm. |
Công tác quản lí chưa tốt. |
... |
... |
Trả lời:
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho học sinh để tham quan những khu vực quanh trường học hay khu dân cư.
- Học sinh ghi chép những đặc điểm đã quan sát được và tìm hiểu nguyên nhân, ghi lại tổng kết và thực hiện báo cáo.
Câu 2 trang 59 Hoạt động trải nghiệm 7: Xác định những việc có thể làm để bảo vệ môi trường nơi tham quan và chuẩn bị các vật liệu cần thiết.
Gợi ý:
Việc làm |
Vật liệu, phương tiện |
Nhặt rác |
Bao tay, túi đựng rác, chổi,... |
Làm tờ rơi tuyên truyền |
Giấy, bút màu, thước kẻ, keo, dán, kéo... |
... |
... |
Trả lời:
Những việc có thể làm để bảo vệ môi trường:
1. Giữ gìn cây xanh. ...
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. ...
3. Rút các phích khỏi ổ cắm. ...
4. Sử dụng năng lượng sạch. ...
5. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) ...
6. Ta tắm ao ta! ...
7. Giảm sử dụng túi nilông. ...
8. Tận dụng ánh sáng mặt trời.
Câu 3 trang 60 Hoạt động trải nghiệm 7: Thực hiện những việc làm bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của em.
Trả lời:
- Thu gom pin hỏng
- Hạn chế dùng túi nilong
- Tái tạo rác hữu cơ thành phân xanh
- Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên
Câu 4 trang 60 Hoạt động trải nghiệm 7: Báo cáo kết quả thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường tại khu vực tham quan.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện báo cáo kết quả thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường tại khu tham quan theo mẫu gợi ý.
- Chú ý ghi đầy đủ thông tin, những hành động đã làm và kết quả.
Nhiệm vụ 4 trang 60, 61 HĐTN lớp 7: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan
Câu 1 trang 60 Hoạt động trải nghiệm 7: Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan.
Gợi ý:
- Tạo sản phẩm từ rác thải thu gom được sau chuyến tham quan.
- Dựng video clip về cảnh quan môi trường ở nơi tham quan.
- Vẽ tranh vè cảnh quan thiên nhiên.
- Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
-...
Trả lời:
- Học sinh thực hiện sáng tạo sản phẩm truyền thông bảo vệ môi trường.
- Học sinh tham khảo tranh:
Câu 2 trang 61 Hoạt động trải nghiệm 7: Thực hiện làm sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện làm sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan, có thể vẽ tranh hay viết bài báo.
Rừng không chỉ cung cấp oxy, giúp con người duy trì sự sống mà những cánh rừng đầu nguồn còn như những chiến binh quả cảm ngăn lại dòng chảy của nước lũ, hạn chế hậu quả của bão lũ, ngăn ngừa tình trạng sạt lở đất đá. Tuy nhiên những năm gần đây, do con người đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi đã khiến cho những khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tình trạng bão lũ vì vậy cũng diễn ra bất ngờ, khó phòng tránh hơn. Để giảm thiệt hại của thiên tai, bảo vệ môi trường sống, đã có rất nhiều chương trình trồng rừng, phủ xanh đồi trọc được nhà nước tổ chức đã diễn ra. Những khu rừng mới trồng không chỉ là giải pháp phục hồi những cánh rừng bị phá hoại, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thiên tai mà còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều đồng bào miền núi. Em thấy trồng rừng là hành động có ích, cần được nhân rộng để bảo vệ môi trường.
Câu 3 trang 61 Hoạt động trải nghiệm 7: Lựa chọn sản phẩm cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường hoặc gửi tặng cho những người xunh quanh.
Trả lời:
- Học sinh lựa chọn sản phẩm và gửi tặng người thân: ông/ bà/ bố/ mẹ/ anh/ chị…
- Học sinh gửi tặng và ghi chú lại ý nghĩa, cảm xúc của người thân.
Nhiệm vụ 5 trang 61 HĐTN lớp 7: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương
Câu 1 trang 61 Hoạt động trải nghiệm 7: Lập kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo gợi ý sau:
Trả lời:
- Học sinh thực hiện chiến dịch theo kế hoạch đã đưa ra.
- Chú ý phân công nhiệm vụ rõ ràng cùng thời gian, công việc.
- Hoàn thành công việc đúng thời gian.
Câu 2 trang 61 Hoạt động trải nghiệm 7: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo kế hoạch đã xây dựng.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện chiến dịch truyền thông:
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên
+ Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 3 trang 61 Hoạt động trải nghiệm 7: Báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện chia sẻ kết quả thực hiện chiến dịch: Hoàn thành/ Hoàn thành tốt/ Những điều cần khắc phục/ Những điều nên phát huy.
Nhiệm vụ 6 trang 62 HĐTN lớp 7: Tự đánh giá
Câu 1 trang 62 Hoạt động trải nghiệm 7: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Học sinh thực hiện chia sẻ thuận lợi/ khó khăn đã gặp khi hoạt động trong chủ đề.
Thuận lợi: Học tập thêm về cách bảo vệ môi trường.
Khó khăn: Còn chưa thực hành tốt bảo vệ môi trường.
Câu 2 trang 62 Hoạt động trải nghiệm 7: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức đọi phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B.Gần đúng
C. Chưa đúng
Trả lời:
- Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV nhận xét dựa trên kết quả tổng hợp.
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chủ đề 6: Sống hòa hợp trong cộng đồng
Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động