Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời
A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh.
B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
Lời giải:
Thêm ảnh
Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.
Chọn đáp án D
Lời giải:
STT |
Phát biểu |
Đánh giá |
|
1 |
Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh. |
Đúng |
|
2 |
Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác. |
Đúng |
|
3 |
Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời. |
|
Sai |
4 |
Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn. |
Đúng |
|
Giải thích:
- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ => không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.
- Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác => không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.
- Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất => không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.
Lời giải:
- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:
Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Thiên vương tinh => Hải Vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.
- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước:
Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Hải Vương tinh => Thiên vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.
Lời giải:
- Gọi: + Rx là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.
+ Ry là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở xa Mặt Trời hơn.
- Ta có công thức tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời: d = Ry - Rx
Bảng khoảng cách của các hành tinh tới Mặt Trời
Hành tinh |
Khoảng cách tới Mặt Trời (AU) |
Thủy tinh |
0,39 |
Kim tinh |
0,72 |
Trái Đất |
1 |
Hỏa tinh |
1,52 |
Mộc tinh |
5,2 |
Thổ tinh |
9,54 |
Thiên Vương tinh |
19,2 |
Hải Vương tinh |
30,07 |
- Vận dụng công thức tính khoảng cách:
+ Khoảng cách của Trái Đất – Thủy tinh là:
d = 1 – 0,39 = 0,61 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Kim tinh là:
d = 1 – 0,72 = 0,28 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Hỏa tinh là:
d = 1,52 – 1 = 0,52 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Mộc tinh là:
d = 5,2 – 1 = 4,2 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Thổ tinh là:
d = 9,54 – 1 = 8,54 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Thiên Vương tinh là:
d = 19,2 – 1 = 18,2 (AU)
+ Khoảng cách của Trái Đất – Hải Vương tinh là:
d = 30,07 – 1 = 29,07 (AU)
- Nhận xét: Các hành tinh càng ở xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
Lời giải:
- Ta có: Lực hấp dẫn trên bề mặt của Thiên Vương tinh nhỏ hơn lực hấp dẫn trên bề mặt của Trái Đất.
=> Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái Đất.
I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy
1. Mặt Trăng
- Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.
- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.
- Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được.
2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Đó là các pha của Mặt Trăng.
+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Mặt Trăng.
+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.
- Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.
II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.
- Vị trí Mặt Trăng ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.