SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 52 (Kết nối tri thức): Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể

2.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể

Bài 52.1 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì

A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.

C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Lời giải:

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

Chọn đáp án A

Bài 52.2 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát biểu dưới đây.

Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Lời giải:

STT

Phát biểu

Đánh giá

1

Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế.

 

Sai

2

Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến.

Đúng

 

3

Có ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó

 

Sai

4

Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm.

Đúng

 

5

Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

Đúng

 

Giải thích:

- Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực 

=> Do đó, chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế là phát biểu đúng.

- Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động thực => Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất không phải là chuyển động biểu kiến.

- Trái Đất tự quay quanh trục nên xuất hiện hiện tượng ngày và đêm.

=> Có ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó.

=> Không phải do Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm.

- Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Đông sang Tây, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại => Không phải đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

Bài 52.3 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Hãy tính xem trong một năm (365 ngày) Trái Đất quay quanh trục của nó hết bao nhiêu giờ?

Lời giải:

Trái Đất quay quanh trục của nó 1 vòng hết 24 giờ = 1 ngày đêm.

Số giờ Trái Đất quay quanh trục của nó trong một năm (365 ngày) là:

365 . 24 = 8 760 (giờ)

Bài 52.4 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

Lời giải:

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, bằng cách:

- Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu.

- Nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

Bài 52.5 trang 83 sách bài tập KHTN 6: Nhà/căn hộ của em quay hướng nào? Bằng cách nào mà em xác định được?

Lời giải:

- Tùy vào nhà của các em để nói nhà đang quay theo hướng nào.

- Cách xác định hướng:

+ Đứng trước cửa nhà/ căn hộ, giang 2 tay

+ Để tay phải hướng về phía Mặt Trời mọc, đó là hướng Đông, phía trước mặt là hướng Bắc, phía sau lưng là hướng Nam.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại.

- Chuyển động quay của các vật quanh ta là chuyển động “nhìn thấy”.

- Chuyển động quay của ta là chuyển động thực.

Ví dụ: 

Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

+ Chuyển động của hàng cây bên đường là chuyển động nhìn thấy.

+ Chuyển động của ô tô là chuyển động thực.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

- Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

-  Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông

III. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao là thiên thể tự phát sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng

- Sao chổi là tiểu hành tinh, được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; có hình dáng giống cái chổi.

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

                            Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá