SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 51 (Kết nối tri thức): Tiết kiệm năng lượng

2.2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Bài 51.1 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.

C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.

D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.

Lời giải:

- Cách sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện năng:

+ Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.

+ Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.

+ Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.

- Cách sử dụng đèn thắp sáng không tiết kiệm điện năng:

Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

Chọn đáp án A

Bài 51.2 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Biện pháp nào dưới đây không giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Không đậy nắp nồi khi nấu thức ăn.

B. Tắt bếp sớm hơn vài phút khi luộc một số món ăn.

C. Đổ nước vừa đủ khi luộc thực phẩm.

D. Dùng ấm siêu tốc thay cho ấm thường để đun nước.

Lời giải:

- Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình:

+ Đổ nước vừa đủ khi luộc thực phẩm.

+ Dùng ấm siêu tốc thay cho ấm thường để đun nước.

+ Tắt bếp sớm hơn vài phút khi luộc một số món ăn.

- Biện pháp không giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình:

Không đậy nắp nồi khi nấu thức ăn.

Chọn đáp án A

Bài 51.3 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Hãy quan sát các thiết bị tiêu thụ điện, nước, … và cách sử dụng chúng trong gia đình em để chỉ ra những thiết bị nào chưa được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

Lời giải:

- Tùy theo mỗi gia đình, các em quan sát thiết bị tiêu thụ điện, nước,.. và chỉ ra cách sử dụng chưa tiết kiệm năng lượng.

- Dưới đây là ví dụ:

+ Đèn vẫn bật sáng nhưng không có người trong phòng => chưa được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

+ Quạt vẫn chạy nhưng người ngồi ở chỗ khác => chưa được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

+ Ban ngày, bật đèn và không mở các cửa để lấy ánh sáng tự nhiên => được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

Bài 51.4 trang 81 sách bài tập KHTN 6: Em và bạn cùng nhóm thực hiện hoạt động sau:

a) Liệt kê các thiết bị tiêu thụ điện trong phòng của mình (đèn bàn học, đèn chiếu sáng phòng, quạt điện, máy lạnh nếu có, … )

b) Trao đổi về cách sử dụng điện của mình đã thực hiện tiết kiệm điện năng chưa.

Lời giải:

a) Liệt kê các thiết bị tiêu thụ điện trong phòng của mình (ví dụ):

- Đèn bàn học,

- Đèn chiếu sáng phòng,

- Quạt điện,

- Máy vi tính,

- Điều hòa.

b) Cách sử dụng điện của mình chưa hoàn toàn tiết kiệm điện năng (tùy vào mỗi người có cách sử dụng riêng):

- Để đèn chiếu sáng phòng học khi đi ra phòng khách => chưa được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

- Tắt khi không sử dụng quạt hoặc điều hòa => được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

- Tắt ti vi khi không xem => được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió bằng cách mở cửa sổ => được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng.

Bài 51.5 trang 81 sách bài tập KHTN 6: Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của hai loại đèn có độ sáng bằng nhau.

Bài 51. Tiết kiệm năng lượng

Dựa vào bảng trên em hãy tính số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong 1 năm (365 ngày) khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/ kW.h và mỗi ngày các đèn hoạt động 8 h.

Lời giải:

- Số giờ thắp sáng của các bóng đèn trong một năm là:

8 . 365 = 2 920 (h)

- Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000 (h).

Vậy để thắp sáng 2 920 (h) cần số bóng đèn dây tóc tối thiểu là:

n1 = 2 920 : 1 000 = 2, 92 (3 bóng).

- Tiền mua bóng đèn là:

3 . 5 000 = 15 000 (đồng)

- Điện năng mà bóng đèn dây tóc tiêu thụ trong một năm là:

2 920 . 0,075 = 219 kW.h

- Tiền điện phải trả khi sử dụng bóng đèn dây tóc cho một vị trí thắp sáng là:

219 . 1 500 = 328 500 (đồng)

=> Tổng cả tiền mua và tiền điện khi dùng bóng đèn dây tóc cho một vị trí thắp sáng trong 1 năm là:

15 000 + 328 500 = 343 500 (đồng)

=> Tổng số tiền mua và tiền điện khi dùng 150 bóng đèn dây tóc của trường học là:

T1 = 150 . 343 500 = 51 525 000 (đồng)

- Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5 000 (h).

Vậy để thắp sáng 2 920 (h) cần số bóng đèn compact tối thiểu là:

n2 = 2 920 : 5000 = 0,584 (1 bóng)

- Tiền mua bóng đèn là:

1 . 40 000 = 40 000 (đồng)

- Điện năng mà bóng đèn compact tiêu thụ trong một năm là:

2 920 . 0,020 = 58,4 kW.h

- Tiền điện phải trả khi sử dụng bóng đèn dây tóc cho một vị trí thắp sáng là:

58,4 . 1 500 = 87 600 (đồng)

=> Tổng cả tiền mua và tiền điện khi dùng bóng đèn compact cho một vị trí thắp sáng trong 1 năm là:

40 000 + 87 600 = 127 600 (đồng)

=> Tổng số tiền mua và tiền điện khi dùng 150 bóng đèn compact của trường học là:

T2 = 150 . 127 600 = 19 140 000 (đồng)

Vậy số tiền mà trường học tiết kiệm được trong một năm khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact là:

T = T1 – T2 = 51 525 000 - 19 140 000 = 32 385 000 (đồng)

Lý thuyết Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

- Tiết kiếm năng lượng giúp:

+ Tiết kiệm chi phí;

+ Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo;

+ Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.

II. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hàng ngày

Một số biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng:

- Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

- Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

- Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

- Tắt vòi nước trong khi đánh răng.

- Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Đánh giá

0

0 đánh giá