SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 49 (Kết nối tri thức): Năng lương hao phí

1.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 49: Năng lương hao phí sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 49: Năng lương hao phí

Bài 49.1 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào? Hãy lấy ví dụ để chứng tỏ điều này.

Lời giải:

- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.

- Ví dụ:

+ Quạt điện chạy do năng lượng điện chuyển hóa thành cơ năng. Nhưng sau một thời gian quạt chạy, ta thấy ở phía động cơ quạt bị nóng lên. Chứng tỏ một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

+ Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn và trong các thiết bị tiêu thụ điện: máy móc,đồ dùng điện trong gia đình,… là năng lượng hao phí.

Bài 49.2 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.

B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.

C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.

D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Lời giải:

- Năng lượng hao phí khi chiếc tủ lạnh đang hoạt động là:

+ Làm nóng động cơ của tủ lạnh.

+ Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.

+ Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.

- Năng lượng không hao phí của tủ lạnh khi đang hoạt động là duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Chọn đáp án D

Bài 49.3 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.

B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.

C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.

D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Lời giải:

- Hoạt động gây lãng phí năng lượng trong gia đình là:

+ Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện => hoạt động tiết kiệm năng lượng: tắt điện khi không sử dụng.

+ Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học => hoạt động tiết kiệm năng lượng: chỉ bật bóng đèn ở bàn học.

+ Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm => hoạt động tiết kiệm năng lượng: bật bình nóng lạnh đủ nóng trước khi tắm.

- Hoạt động tiết kiệm năng lượng trong gia đình là: dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Chọn đáp án D

Bài 49.4 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy nóng lên.

- Nhiệt tỏa ra trên vỏ máy là năng lượng có ích hay hao phí?

- Nếu nhiệt độ của máy tăng quá cao thì điều này có lợi hay có hại?

Lời giải:

Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy nóng lên:

- Nhiệt tỏa ra trên vỏ máy là năng lượng hao phí.

- Nếu nhiệt độ của máy tăng quá cao thì điều này có hại. Vì:

+ Dễ làm cho máy bị hỏng,

+ Ảnh hưởng tới tuổi thọ của các linh kiện trong máy tính,

+ Gây lãng phí năng lượng điện.

Bài 49.5 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Tại sao các ổ bi ở trục xe đạp, xe máy và ô tô cần luôn được bảo dưỡng và bôi trơn?

Lời giải:

Các ổ bi và trục xe đạp, xe máy và ô tô cần luôn được bảo dưỡng và bôi trơn để:

- Giảm ma sát,

- Giảm hao phí năng lượng.

Bài 49. Năng lượng hao phí

Ổ bi

Bài 49. Năng lượng hao phí

Trục xe đạp

Bài 49. Năng lượng hao phí

Bảo dưỡng và bôi trơn ổ bi

Bài 49.6 trang 78 sách bài tập KHTN 6: Hãy cùng các bạn tìm hiểu và thảo luận để cho biết lí do tại sao các nhà sản xuất ô tô và các loại phương tiện giao thông khác (như tàu hỏa, máy bay, tên lửa, mô tô, tàu cao tốc, ca nô, …) luôn quan tâm đến việc cải tiến kiểu dáng bên ngoài của chúng (Hình 49.1). Việc cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông đó đã đem lại những lợi ích gì?

Bài 49. Năng lượng hao phí

Bài 49. Năng lượng hao phí

Lời giải:

Việc thiết kế cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông để:

- Giảm lực cản của không khí,

- Tránh lãng phí năng lượng.

Lý thuyết Bài 49: Năng lượng hao phí

I. Năng lượng hữu ích

Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí.

Ví dụ: 

Khi ấm nước đang sôi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng của nhiên liệu thành nhiệt năng làm nóng nước và nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh ấm.

Năng lượng hữu ích chính là năng lượng nhiệt làm nóng nước.  

Năng lượng hao phí chính là năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường và năng lượng làm nóng ấm.

Năng lượng hao phí | Kết nối tri thức

II. Năng lượng hao phí

- Năng lượng hao phí luôn xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh hoặc ảnh sáng).

Năng lượng hao phí | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá