SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 42 (Kết nối tri thức): Biến dạng của lò xo

6.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo

Bài 42.1 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?

A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.

B. Dây cao su được kéo căng ra.

C. Que nhôm bị uốn cong.

D. Quả bóng cao su đập vào tường.

Lời giải:

- Ta có:

+ Biến dạng đàn hồi là biến dạng của vật khi chịu tác dụng của lực và khi ngừng tác dụng lực thì vật tự trở về được hình dạng ban đầu.

+ Vật biến dạng đàn hồi là vật có tính đàn hồi.

Phương án A. Lò xo trong chiếc chút bi bị nén lại => lò xo có tính đàn hồi.

Phương án B. Dây cao su được kéo căng ra => dây cao su có tính đàn hồi.

Phương án C. Que nhôm bị uốn cong => que nhôm không có tính đàn hồi.

Phương án D. Quả bóng cao su đập vào tường => quả bóng cao su có tính đàn hồi.

Chọn đáp án C

Bài 42.2 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Treo một quả cân 100g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2.

a) Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?

b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?

Lời giải:

Theo đề bài ta có:                       quả cân 100 g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 2.

                             =>  khối lượng quả cân (?) g thì kim lực kế chỉ vạch thứ 1.

Kim lực kế chỉ vạch thứ 1 tương ứng với khối lượng quả cân là: 100 : 2 = 50g

a) Nếu treo thêm quả cân 50g vào lực kế thì tổng khối lượng quả cân được treo trên lực kế là 100g + 50 g = 150g.

Mà 1 vạch trên kim lực kế tương ứng với 50g.

Nên quả cân 150g treo vào lực kế thì kim chỉ: 150 : 50 = 3 (số vạch).

Nên quả cân 150g treo vào lực kế thì kim chỉ vạch thứ 3.

b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là 5 . 50 = 250g (vì 1 vạch trên kim lực kế tương ứng với 50g).

Bài 42.3 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm.

a) Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?

b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.

Lời giải:

a) Theo đề bài, ta có: 

      Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm.

=> Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo: 1, 5 : 0,5 = 3 (quả)

b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo thì lò xo dài ra thêm: 4 . 0,5 = 2 (cm)

Mà người ta đo được chiều dài của lò xo sau khi đã treo 4 quả nặng là 12 cm.

Vậy chiều tự nhiên của lò xo là 12 – 2 = 10 cm.

Bài 42.4 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Em hãy kể tên các dụng cụ có lò xo trong gia đình em. So sánh các lực tác dụng vào các dụng cụ đó để làm chúng hoạt động.

Lời giải:

- Các dụng cụ có lò xo trong gia đình em:

+ Chiếc bút bi;

+ Cân đồng hồ loại 5kg;

+ xe đạp (yên xe).

- So sánh các lực tác dụng vào các dụng cụ để làm chúng hoạt động:

+ Lực tác dụng vào chiếc bút bi nhỏ hơn lực tác dụng vào cân đồng hồ 5kg.

+ Lực tác dụng vào cân đồng hồ 5kg nhỏ hơn lực tác dụng vào xe đạp.

Bài 42.5 trang 69 sách bài tập KHTN 6: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm.

a) Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này.

b) Hãy thiết kế phương án dùng một lò xo hoặc dây cao su để chế tạo một cái cân nhỏ.

Lời giải:

a) Ta thấy: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật (m) treo vào lò xo. Nên ta có:

Bài 42: Biến dạng của lò xo

b) Phương án dùng một lò xo hoặc dây cao su để chế tạo một cái cân nhỏ

- Chuẩn bị:

+ 1 ống nhựa trong suốt

+ 1 lò xo hoặc 1 dây chun

+ dây buộc

+ đĩa nhỏ để đặt vật lên cân

+ các vật cần cân

+ bút để đánh dấu

- Cách tiến hành: với chiếc lò xo, ta vận dụng ý ở câu a,

Bước 1: ta treo vật nặng 100g thì lò xo dãn 0,5 cm => đánh dấu điểm dãn đó là 100g

Bước 2: cứ tiếp tục treo thêm các quả nặng được vật nặng:

+ 200g thì lò xo dãn 1 cm => đánh dấu điểm đó là 200g

+ 300g thì lò xo dãn 1,5 cm => đánh dấu điểm đó là 300g

…………………..

Ta được chiếc cân nhỏ với cấu tạo chính là chiếc lò xo.

Làm theo hướng dẫn của video sau:

Khoa học 3 Tuổi - Tháng 2 - Tuần 1: Chiếc cân lò xo

Lý thuyết Bài 42: Biến dạng của lò xo

I. Hiện tượng biến dạng của lò xo

 Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo dãn ra (co lại). Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

  Ví dụ một số vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo:

                                      Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

II. Đặc điểm biến dạng của lò xo

- Một lò xo được móc vào một cái giá.

+ Chiều dài ban đầu của nó là l0

+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là l

    Vậy độ giãn của lò xo khi đó: Δl = l - l0 

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

  - Ta treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng thì độ giãn của lò xo cũng tăng.

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

   Vậy độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Đánh giá

0

0 đánh giá