SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 40 (Kết nối tri thức): Lực là gì?

3.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực là gì? sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì?

Bài 40.1 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng

A. chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.

B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng.

C. vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.

D. không làm cho quả bóng biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Lời giải:

Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.

Chọn đáp án C

Bài 40.2 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Có hai thanh nam châm giống hệt nhau được lần lượt sắp xếp như Hình 40.1. Trong những trường hợp nào có lực đẩy, có lực hút? Lực tác dụng giữa hai thanh nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

Bài 40: Lực là gì?

Lời giải:

Hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. Do đó:

- Những trường hợp có lực đẩy là: a) và c).

Bài 40: Lực là gì?

Bài 40: Lực là gì?

- Những trường hợp có lực hút là: b) và d).

Bài 40: Lực là gì?

Bài 40: Lực là gì?

- Lực tác dụng giữa các thanh nam châm là lực không tiếp xúc.

Bài 40.3 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Người thủ môn đã bắt được bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn và lực của thủ môn tác dụng lên bóng là lực hút hay lực đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc.

Lời giải:

- Lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực đẩy và là lực tiếp xúc.

- Lực của thủ môn tác dụng lên bóng là lực đẩy và là lực tiếp xúc.

Bài 40.4 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Hãy giải thích vì sao khi xách một thùng nước thì chỗ lòng bàn tay tiếp xúc với quai thùng bị lõm xuống.

Lời giải:

Khi xách một thùng nước thì chỗ lòng bàn tay tiếp xúc với quai thùng bị lõm xuống. Vì:

- Thùng nước đã tác dụng lực lên bàn tay.

- Lòng bàn tay mềm dễ bị biến dạng và dễ nhìn thấy.

Bài 40.5 trang 66 sách bài tập KHTN 6: Hãy nhận xét về các hiện tượng sau đây bằng cách dùng bút chì đánh dấu x cho mỗi kết luận đúng vào các ô trống trong bảng:

Bài 40: Lực là gì?

Lời giải:

Hiện tượng

Quan sát

Nguyên nhân

Thay đổi chuyển động

Biến dạng

Lực tiếp xúc

Lực không tiếp xúc

1. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn.

x

(từ đứng yên sang chuyển động)

 

x

(lực của tay tác dụng vào đồng xu)

 

2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.

 

x

(chân bị lõm)

x

(lực sàn nhà tác dụng vào bàn chân)

 

3. Hiện tượng xảy ra khi:

a) thả quả bóng cao su ra.

x

(từ đứng yên sang chuyển động)

 

 

x

(lực hút của Trái Đất)

b) bóng đang rơi.

x

(tốc độ rơi tăng dần)

 

 

x

(lực hút của Trái Đất)

c) bóng chạm sàn nhà.

x

(bóng nảy lên)

x

(bị nén)

x

(lực sàn nhà tác dụng lên bóng)

 

d) bóng nảy lên.

x

(bóng chuyển động chậm dần)

 

 

x

(lực hút của Trái Đất)

4. Lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng.

x

(Các mẩu giấy bị hút vào thước nhựa)

 

 

x

 (sự nhiễm điện của vật)

Lý thuyết Bài 40: Lực là gì?

I. Lực và sự đẩy, kéo

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.

                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

II. Tác dụng của lực

1. Lực và chuyển động của vật

 Lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của các vật như sau:

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

- Vật đổi hướng chuyển động (vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác).

Ví dụ: 

Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.

                                                                     Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.

Lực là gì | Kết nối tri thức

2. Lực và hình dạng của vật

- Lực làm thay đổi hình dạng của vật (biến dạng vật).

Ví dụ:

                                                    Lực là gì | Kết nối tri thức

- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

Ví dụ: 

Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

.Lực là gì | Kết nối tri thức

Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống

Lực là gì | Kết nối tri thức

Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác

Lực là gì | Kết nối tri thức

III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

- Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

- Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau. 

Lực là gì | Kết nối tri thức

Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

Lực là gì | Kết nối tri thức

                             

Đánh giá

0

0 đánh giá