Bài thơ Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tự tình (bài 2) Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tự tình (bài 2) lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tự tình (bài 2) - Ngữ văn 9

I. Tác giả Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài 2) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX.

- Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh

- Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:

+ Bà là con vợ lẽ

+ Tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm

- Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ

⇒ Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh

- Các tác phẩm chính:

+ Tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung

+ Khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng.

- Phong cách sáng tác:

+ Chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ

+ Viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn.

II. Tìm hiểu bài thơ Tự tình (bài 2)

1. Thể loại

- Đoạn trích Tự tình (bài 2) thuộc thể loại lục bát.

2. Xuất xứ

- Trích trong Thơ và đời, Lữ Huy Nguyên tuyển, soạn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr38.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục Tự tình (bài 2)

- Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

- Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.

- Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất.

- Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi.

5. Giá trị nội dung Tự tình (bài 2)

- Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

6. Giá trị nghệ thuật Tự tình (bài 2)

- Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

III. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Tự tình (bài 2)

1. Hai cầu đề

*Câu 1

- Thời gian: đêm khuya ⇒ đối với những ai quá lứa lỡ thì hay thân phận lẽ mọn đó là thời khắc của những trăn trở thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải đến quặn lòng

- Âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn trống trải nhân lên trùng trùng

- Từ láy văng vẳng vừa tả âm thanh tiếng trống vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp

- Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng

*Câu 2

- Trơ là lẻ loi trơ trọi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra

⇒ Câu thơ là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận

- Từ trơ đắt giá được đảo lên đầu câu, lại được tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót hằn sâu nhức nhối.

Tự tình (bài 2) - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Hai câu thực

*Câu 3

- Tác giả muốn mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn nhưng nỗi sầu của Xuân Hương quá lớn không rượu nào có thể hóa giả được

- Chữ lại thể hiện sự luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc

*Câu 4

- Hình ảnh tả thực: vầng trăng đã đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn

- Ẩn dụ : tuổi xuân sắp trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn viên mãn

- Nghệ thuật đối tài tình làm nổi rõ bi kịch về thân phận người phụ nữ khao khát tình yêu, hạnh phúc mà không đạt được

3. Hai câu luận

- Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá:

+ rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên

+ mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây

⇒ Rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình ⇒ khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương

4. Hai câu kết

- Sử dụng tài tình từ đa nghĩa, đồng âm

+ Từ xuân vừa có ngĩa là mùa xuân vừa là tuổi xuân của con người

+ Từ lại thứ nhất mang nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại tuần hoàn

⇒ Mùa xuân tuổi trẻ của con người trôi đi trong ngao ngán chán chường trước dòng chảy vô tình của thời gian

- Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, sự ít ỏi như chan chứa nước mắt của thân phận lẽ mọn

- Mức độ sẻ chia càng nhỏ thì sự cô đơn, nỗi buồn lại tăng lên gấp bội

⇒ Bài thơ kết lại trong âm hưởng chua chát của sự bế tắc tuyệt vọng

5. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần đối ngẫu rất chỉnh.

- Ngôn từ được dùng tinh tế, táo bạo mang đậm cá tính bản lĩnh người nghệ sĩ

- Các biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng từ đa nghĩa, đồng âm được sử dụng linh hoạt hiệu quả.

IV. Đọc tác phẩm: Tự tình (bài 2)

TỰ TÌNH 2

- HỒ XUÂN HƯƠNG -

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc.

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu ai đã chịu già tom!

V. Văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Tự Tình 2

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mảng thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong những bài thơ như vậy.

Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm có tất cả ba bài, được viết theo thể thơ Đường luật. Tác phẩm là nỗi thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, khao khát hạnh phúc mãnh liệt. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn hoàn bi kịch.

Bài thơ mở đầu là thời điểm canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với chính mình, nhưng cũng chính lúc đó Xuân Hương tự nhận ra tình cảnh đáng thương của chính mình:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Trong đêm khuya thanh vắng, nhịp gấp gáp của tiếng trống “dồn” càng trở nên vội vã, gấp gáp hơn. Đó cũng chính là những bước đi thời gian vội vàng đang chảy trôi trước mắt người con gái. Đồng thời tiếng trống đó cũng chính là sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đối diện với nhịp thời gian vội vàng, gấp gáp là hình ảnh “trơ cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ngay ở đầu câu nhấn mạnh nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ. Nhưng bên cạnh nỗi đau đớn, xót tủi cho thân phận lại thể hiện một Xuân Hương thật bản lĩnh. “Trơ” không chỉ là sự bẽ bàng mà còn là thách thức với xã hội, với cuộc đời. Hai câu thơ đầu là tiếng than cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, hồng nhan mà bạc mệnh.

Trong cái cô đơn, tội nghiệp đến tột cùng ấy, con người tìm đến rượu để khây khỏa nỗi niềm:

Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Nhưng rượu cũng không thể làm cho nhân vật vơi đi nỗi cô đơn, sầu muộn. Chén rượu uống vào mà lại càng tỉnh hơn, để nhân vật trữ tình càng thấm thía hơn nỗi cô đơn, lẻ bóng của mình. Tìm đến trăng làm bạn, để tâm sự trò truyện thì lại nhận ra thực tại phũ phàng. Nỗi niềm chất chứa đã thấm dần và lan vào cảnh vật. Quả thực “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hai câu thơ tác giả sử dụng rất thành công cụm từ: “say lại tỉnh” cho thấy cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa, càng uống lại càng tỉnh, lại càng nhận ra sự hẩm hiu duyên phận của chính mình; “khuyết chưa tròn” vầng trăng là ngoại cảnh mà cũng chính là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa cảnh vật và con người. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết cũng như con người tuổi xuân vội vã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa sâu sắc nỗi đau, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”. Các động từ mạnh “xiên, đâm” kết hợp với “ngang, toạc” đã thể hiện sự ngang ngạnh, phẫn uất đến tột cùng của nhân vật trữ tình. Nếu như người phụ nữ trung đại nổi bật lên với tính cách cam chịu, khuất phục trước số phận thì ở đây lại xuất hiện một người phụ nữ hoàn toàn khác. Những sinh vật nhỏ bé dường kia không chịu mềm yếu trước hoàn cảnh thực tại, phải mọc xiên, đâm ngang để tìm sự sống. Đá phải kiên cường, rắn chắc để có thể đêm toạc chân mây. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu thơ đã cho thấy sự phẫn uất của cỏ cây, đá đó đồng thời cũng chính là nỗi niềm của con người trước thực tại cuộc sống. Bởi vật, hình ảnh rêu xiên ngang, đá đâm toạc chân mây cũng chính là sự phản kháng của người phụ nữ trước thực tại nhiều bất công, ngang trái.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Trong câu thơ có hai chữ “xuân” xuất hiện, chữ “xuân” thứ nhất là tuổi xuân của con người, “xuân” thứ hai là mùa xuân của vạn vật. Hai chữ xuân này kết hợp với từ “lại” đã nhấn mạnh tuổi xuân của con người một đi không trở lại, trái ngược với mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mỗi khi xuân của đất trời quay lại đồng nghĩa với tuổi xuân của con người ngày một rút ngắn, nỗi chán ngán lại càng gia tăng. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho hoàn cảnh càng trở nên éo le hơn: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Mảnh tình vốn đã bé, đã nhỏ nay lại phải san sẻ lại càng trở nên ít ỏi, eo hẹp hơn. Tình cảnh đó thật xót xa, tội nghiệp. Hai câu thơ kết thể hiện nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội cũ: với họ tình yêu, hạnh phúc thật mong manh, bé nhỏ.

Hồ Xuân Hương là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ, thông qua khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: tả âm thanh (văng vẳng), tả cảm giác (trơ, say, lại tỉnh, ngán), tả động thái (xiên ngang, đâm toạc),… Nghệ thuật đảo ngữ tài tình (xiên ngang, đâm toạc). Giọng điệu thơ phẫn uất, tủi hờn. Tất cả đã hòa quyện với nhau để diễn tả sự cô đơn, thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Với ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm, sử dụng thành công phép đối, tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rúng, bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Tự Tình 2

Thơ là thư kí của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn thi sĩ. Nó phản ánh cuộc sống của con người, xã hội, để qua đó người nghệ sĩ bộc bạch nỗi lòng mình. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ chính là tiếng hát của trái tim, được thể hiện như một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Trong những nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu… Hồ Xuân Hương nổi lên như một hiện tượng văn học độc đáo. Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Xuân Hương đem “tiêng lòng” của mình và những người phụ nữ xã hội xưa vào thi ca. Bà có cuộc đời và tình duyên éo le, trắc trở nên đã mượn ngòi bút để cất lên tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều bài thơ giá trị như “Bánh trôi nước”, “mời trầu”… Tiêu biểu trong đó là “Tự tình II”. Bài thơ đã bộc lộ tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn nhà thơ.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mối tình san sẻ tí con con.”

“Tự tình II” Nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng cái đặc sắc ở đây là tác giả không viết bằng chữ Hán mà là chữ Nôm. Bà đã “Việt hóa” thể thơ của người Hoa để bộc lộ suy nghĩ người Việt, tâm hồn người Việt. Đúng như giáo sư Lê Trí Viễn từng nói: “Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, Đường luật mất hẳn cốt cách quý tộc mà ngoan ngoãn cung hiên vần điệu cần xứng của mình cho và sử dụng theo ý muốn”. Nhan đề “Tự tình” của bài thơ là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình, hay nói cách khác, đây chính là sự hé mở nỗi lòng khó nói của tác giả.
Hai câu đề đã mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Đêm đã về khuya, là khi tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ. Tính từ “văng vẳng” đã được nữ sĩ sử dụng rất tự nhiên, tinh tế, khiến ta cùng lúc nhận ra không gian vừa mênh mông vừa vắng lặng lúc nửa đêm. Ở dây, Xuân Hương đã khéo léo sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thi pháp cổ điển là lấy động tả tĩnh. “Trống canh dồn”, tiếng trống canh thôi thúc, gấp gáp, liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian. Tiếng trống của tâm trạng – tâm trạng rối bời vì thời gian trôi qua nhanh có nghĩa là tuổi xuân của nhà thơ cũng qua mau. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh là cách cảm nhận rất đỗi Á Đông. Đó là thời gian tâm lí thấm đậm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vận chìm trong giấc ngủ, đó lại cũng là lúc lòng người sâu lắng nhất, là lúc con người đối diện với chính bản thân mình. Mở đầu bài thơ, ta đã cảm nhận được cái buồn man mác len lỏi trong từng câu chữ được gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống văng vẳng không quá gần mà lại nghe thấy cái nhịp “dồn” vội vàng , gấp gáp… Bởi, đó là tiếng trống gợi sự bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó được nghe bằng tâm trạng của người phụ nữ mang tâm thức cô đơn, ám ảnh trước thời gian. Không gian và thời gian đã được mở ra như thế, rất tài tình và tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận qua câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu gây ấn tưởng mạnh mẽ. “Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó là hai từ “hồng nhan” là để chỉ sắc đẹp của người con gái, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan “trơ” ra với nước non, với không gian, thời gian. Câu thơ đã gợi lên sự hồng nhan bạc phận. Vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thía, đau xót. Nhịp điệu 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh sự bẽ bàng. Trong văn cảnh này, chữ “trơ” không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. “Từ “trơ” kết hợp với nước non thể hiện sự bền gan, thanh đố. Như vậy ở đay ra thấy được bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Ở hai câu đề, nữ thi sĩ đã tái hiện cho chúng ta thấy một không gian vắng lặng lúc đêm khuya. Trong thời khắc ấy, khi chủ thể trữ tình vẫn còn thao thức chưa ngủ ắt hẳn có điều gì trăn trở. Như thách thức số phận, nhà thơ mượn rượu để quên đi nỗi sầu. Cụm từ “say lại tỉnh” như là một vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại, tình duyên như trở thành trò đùa, càng say lại càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Mong muốn chút niềm an ủi từ thiên nhiên, cảnh vật, tác giả dùng câu thơ tả cảnh ngụ tình. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa ánh trăng và con người. Cảnh tình của Xuân Hương được thể hiện qua hình ảnh thơ chứa đựng sự éo le: Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên còn chưa trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đăng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn “phận hẩm duyên ôi”. Sự đối lập giữa “say”-“tỉnh”, “khuyết”-“tròn” đã gợi lên cho người đọc cảm giác chông chênh, không xác định được ranh giới giữa không và có, say và tỉnh. Cặp từ trái nghĩa đã giúp ta nhận ra được điều đó giữa hi vọng mong manh về hạnh phúc và hiện thực phũ phàng.

Từ hình ảnh “vầng trăng” nhà thơ bắt đầu chuyển sang mượn thiên nhiên để miêu tả tâm trạng:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Hai câu thơ tả cảnh được cảm nhận qua tâm trạng cũng như mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia cũng không chịu mềm yếu, khuất phục mà phải xiên ngang mặt đất trỗi dậy mạnh mẽ. Đá đã rắn chắc lại phải cứng cáp hơn để “đam toạc chân mày”. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của cỏ cây, cũng như sự phẫn uất trong tâm trạng. Không chỉ vậy những động từ mạnh “xiên, đâm” cũng được kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang trái. Điều đó đã thể hiện một phong cách Xuân Hương, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng, không khuất phục trước số phận đau khổ, muốn vươn lên bằng chính sức sống mãnh liệt của mình. Với tài năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh mạnh mẽ, táo bạo, lấy cảnh ngụ tình, hai câu thơ đã gợi lên cảnh vật sinh động, đầy sức sống. Đó cũng chính là tâm hồn đầy sức sống, cõi lòng nhiều khao khát của Xuân Hương.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mối tình san sẻ tí con con.”

Đến hai câu kết, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch hết nỗi cay đắng của đời người. “Ngán” là ngán ngẩm với nỗi đời éo le, với vòng xoáy của số phận. Từ “xuân” nay mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân qua đi rồi lại trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn cây cỏ, hoa lá. Nhưng, với con người thì tuổi xuân qua là không bao giờ quay trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng mang hai ý nghĩa khác nhau. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. “Mảnh tình” đã bé lại phải “san sẻ” thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con” nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ kết thúc trong nỗi xót xa, mỉa mai đến tội nghiệp của “cái hồng nhan” trong xã hội phong kiến xua. Câu thơ là nỗi lòng của người phụ nữ vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Vì vậy, ý nghĩa nhân văn của bài thơ càng sâu sắc, thấm thía hơn.

Trái tim Xuân Hương đã thức giấc để đập nhịp cùng những tâm hồn của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đối với văn học là quá khứ, nhưng bài học và những cảm xúc mà bà mang lại cho thế hệ ngày nay vẫn tồn tại, hiện hữu. Đó là bài học về sự vượt qua khó khăn, chiến thắng đau khổ. Cuộc đời nữ sĩ Xuân Hương đã hai lần chồng và đều thất bại, nhưng trong tim bà vẫn giữ nguyên nhịp đập hy vọng về hạnh phúc và tình yêu.

Tự tình II là bài thơ tự than thân, tự bộc lộ, tự bày tỏ nỗi lòng của người phụ nữ lận đận tình duyên nhưng luôn khao khát có được một tình yêu trọn vẹn, xứng đáng với tấm chân tình của mình. Đặc sắc trong bút pháp của nữ sĩ cho thấy tài năng thi ca của tâm hồn, với việc sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, dùng động từ mạnh kết hợp với đảo ngữ và các từ láy càng làng cho bài thơ trở nên sâu sắc, thấm đẫm cái ý cái tình của người phụ nữ.

Những hình ảnh giản dị với tâm trạng uất ức, xót xa cho số phận hẩm hiu và cũng là bi kịch, khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương nói riêng hay chính người phụ nữ phong kiến nói chung. Bài thơ đã truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù sống trong hoàn cảnh cay nghiệt nhưng con người vẫn cố gắng vươn lên, thay đổi số phận, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự tình II mà Hồ Xuân Hương để lại sẽ vẫn có giá trị đến muôn đời. Quả thật, Xuân Hương rất xứng đáng với danh xưng “Bà chúa thơ Nôm” khi đã để lại cho đời những áng văn bất hủ.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Tác giả - tác phẩm: Tự tình (bài 2)

Tác giả - tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Tác giả - tác phẩm: Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người

Tác giả - tác phẩm: Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Tác giả - tác phẩm: Ngày xưa

Đánh giá

0

0 đánh giá