SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 25 (Kết nối tri thức): Hệ thống phân loại sinh vật

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Bài 25.1 trang 43 sách bài tập KHTN 6: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 25.2 trang 43 sách bài tập KHTN 6: Hoàn thành tên các giới sinh vật trong sơ đồ sau:

Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật

Lời giải:

(1) Giới Thực vật

(2) Giới Nấm

(3) Giới Động vật

(4) Giới Nguyên sinh 

(5) Giới Khởi sinh

Bài 25.3 trang 43 sách bài tập KHTN 6: Hãy hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

Giới

Đặc điểm

Sinh vật đại diện

Khởi sinh

Cơ thể đơn bào, nhân sơ

Vi khuẩn lam

Nguyên sinh

Phần lớn cơ thể đơn bào, nhân thực

Trùng roi

Nấm

Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, nhân thực, có thành chitin, dị dưỡng

Nấm hương

Thực vật

Cơ thể đa bào, nhân thực, tự dưỡng

Cây bằng lăng

Động vật

Cơ thể đa bào, nhân thực, dị dưỡng

Con gấu trúc

Bài 25.4 trang 44 sách bài tập KHTN 6: Sinh vật trong hình 25 thuộc giới nào? Đưa ra lí do em xếp chúng vào giới đó.

Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật

Lời giải:

Theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuông dưới ta có:

- Hình 1 (rêu) và hình 4 (cây bạch đàn) thuộc giới thực vật vì chúng là những cơ thể đa bào, nhân thực, chứa lục lạp nên có khả năng tự dưỡng và sống cố định.

- Hình 2 (nấm) thuộc giới nấm vì đây là cơ thể đa bào, nhân thực, có thành chitin, sống dị dưỡng hoại sinh.

- Hình 3 (gà lôi trắng) thuộc giới Động vật vì đây là cơ thể đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và có khả năng di chuyển.

Bài 25.5 trang 44 sách bài tập KHTN 6: Hoàn thành các đơn vị phân loại sinh vật theo trình tự từ nhỏ đến lớn theo sơ đồ sau:

Lời giải:

Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật

Bài 25.6 trang 44 sách bài tập KHTN 6: Em hãy thực hiện hoạt động sau:

- Tìm hiểu về vị trí phân loại của loài người trong sinh giới qua sách, báo, internet,...

- Viết lại vị trí phân loại của loài người trong hệ thống phân loại sinh giới dưới dạng sơ đồ theo trình tự từ lớn đến nhỏ.

Lời giải:

- Vị trí phân loại của loài người:

+ Loài: người (Homo sapiens)

+ Chi: người (Homo)

+ Họ: Người (Hominidae)

+ Bộ: linh trưởng (Primates)

+ Lớp: thú (Mammalia)

+ Ngành: dây sống (Chordata)

+ Giới: động vật (Animalia)

- Sơ đồ vị trí phân loại của loài người:

Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật

Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.

- Phân loại sinh vật có những vai trò sau:

+ Giúp xác định được vị trí của các sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật một cách dễ dàng.

+ Cho thấy sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

II. Hệ thống phân loại sinh vật

- Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

Hệ thống phân loại sinh vật | Kết nối tri thức

- Ngoài ra, thế giới sinh vật còn được phân chia thành các đơn vị phân loại theo từ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) rồi đến loài.

Đánh giá

0

0 đánh giá