SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 (Kết nối tri thức): Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

4.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bài 19.1 trang 32 sách bài tập KHTN 6: a) Hãy điền tên các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực vào các ô trống trong hình 19.1 cho phù hợp.

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

b) So sánh điểm giống và khác nhau giữa các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Lời giải:

a)

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

b) 

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bài 19.2 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Hãy tìm những từ/cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau:

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Lời giải:

(1) hình dạng                  (5) bao bọc                     (9) vật chất di truyền

(2) kích thước                 (6) bảo vệ                       (10) điều khiển

(3) chức năng                 (7) trao đổi chất               (11) hoạt động sống

(4) tế bào                     (8) trao đổi chất

Bài 19.3 trang 33 sách bài tập KHTN 6: a) Hãy điền tên các thành phần tế bào thực vật và động vật vào các ô trồng trong hình 19.2 cho phù hợp.

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

b) Hãy hoàn thành bảng dưới đây.

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Lời giải:

a)

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

b)

Thành phần tế bào

Chức năng

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

Màng tế bào

Bao bọc và bảo vệ các thành phần bên trong tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

Thành tế bào

Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào

Không

Tế bào chất

Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào

Không bào

Có nhiều chức năng khác nhau:

- Thực vật:

+ Chứa chất phế thải độc hại

+ Chứa muối khoáng

+ Chứa sắc tố

- Động vật:

+ Tiêu hóa và co bóp

Lục lạp

Chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học

Không

Bài 19.4 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Hãy tìm hiểu qua sách, báo và internet về thành phần cấu trúc của tế bào để trả lời các câu hỏi sau:

a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có bộ xương nâng đỡ như động vật?

b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ?

Lời giải:

a) Thành tế bào có cấu trúc bằng cellulose là thành phần giúp thực vật cứng cáp.

b) Lục lạp giúp thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

Bài 19.5 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Hãy vẽ hoặc làm mô hình mô phỏng tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ theo sự sáng tạo của em.

Lời giải:

Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Lý thuyết Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

I. Cấu tạo của tế bào

Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | Kết nối tri thức

→Tế bào được cấu tạo từ các thành phần chính như sau:

Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và nhân hoặc vùng nhân. Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào.

Nhân hoặc vùng nhân: chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

II. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | Kết nối tri thức

- Tế bào nhân sơ:

+ Chưa có nhân hoàn chỉnh

+ Vật chất di truyền gọi là vùng nhân

+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng

+ Chỉ có bào quan duy nhất là ribosome

- Tế bào nhân thực:

+ Có nhân hoàn chỉnh

+ Vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân

+ Tế bào chất được chia thành nhiều khoang

+ Có hệ thống nội màng

+ Có các bào quan có màng bao bọc

III. Tế bào động vật và tế bào thực vật

Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | Kết nối tri thức

- Giống nhau:

+ Đều là tế bào nhân thực

- Khác nhau:

+ Tế bào thực vật có thành tế bào, lục lạp và không bào lớn

Đánh giá

0

0 đánh giá