SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 17 (Kết nối tri thức): Tách chất khỏi hỗn hợp c

3.6 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 17.1 trang 29 sách bài tập KHTN 6: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

A. Khối lượng nhẹ hơn                               B. Kích thước hạt nhỏ hơn

C. Tốc độ rơi nhỏ hơn                                D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn 

Lời giải:

Đáp án A

Bài 17.2 trang 29 sách bài tập KHTN 6: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước 

B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh

C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc

D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu

Lời giải:

Đáp án C

Nước bị vẩn đục, trong nước sẽ có các hạt bụi bẩn có kích thước lớn hơn, nên bằng giấy lọc ta sẽ loại bỏ được chúng, đây là phương pháp tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt.

Bài 17.3 trang 29 sách bài tập KHTN 6: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại

B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt

C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn

D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc

Lời giải:

Đáp án B

Vị ngọt trong nước là do các ion khoáng có trong nước chứ không phải do lớp sỏi gây nên.

Bài 17.4 trang 30 sách bài tập KHTN 6: Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhauBài 17:  Tách chất khỏi hỗn hợp

Lời giải:

A- (3), B- (4), C- (1), D- (2)

Bài 17.5 trang 30 sách bài tập KHTN 6: Đun vỏ chanh trong nước , thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh.

Lời giải:

Hỗn hợp tinh dầu chanh và nước phân lớp, tinh dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên. Để thu được tinh dầu chanh, ta dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu chanh (mở phễu từ từ để tách lớp nước ở dưới, tránh mở phễu nhanh làm mất tinh dầu , gây xáo trộn hỗn hợp )

Bài 17.6 trang 30 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước .

Lời giải:

Hòa tan muối ăn có lẫn một số hạt sạn không tan vào nước. Lọc dung dịch để thu được nước muối sạch vì khi lọc, các hạt sạn có kích thước lớn hơn sẽ bị loại bỏ.

Bài 17.7 trang 30 sách bài tập KHTN 6: Người ta khai thác muối potassium chloride bằng cách bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan muối , sau đó hút nước muối nóng lên cho chảy qua các tấm máng để nguội, thu được muối rắn. Em hãy giải thích cách khai thác muối này.

Lời giải:

Do nước nóng hòa tan được nhiều muối hơn nước lạnh nên lúc đầu bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan được nhiều muối hơn. Sau đó hút nước muối nóng lên, cho chảy qua các tấm máng để nguội,nhiệt độ giảm nên sự hòa tan của muối giảm, muối sẽ bị tách ra ở dạng tinh thể, khi đó ta sẽ thu được muối rắn.

Lý thuyết Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

I. Nguyên tắc tách chất

- Ta có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng.

Ví dụ: 

+ Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước .

+ Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn.

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

- Lắng: tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn 

Ví dụ: 

+ Trong không khí thường có lẫn bụi.Khi lặng gió, sau một thời gian, hạt bụi nặng hơn tự động lắng xuống, giúp làm sạch không khí một cách tự nhiên.

+  Nước đục do bị lẫn đất, bùn, khi để yên, các hạt bùn đất sẽ lắng xuống đáy. Gạn lớp nước phía trên ta thu được nước trong hơn.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

- Lọc: Dùng để tách các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

Ví dụ:  Khi các hạt chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, ta có thể lọc tách cúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí.Để lọc chất rắn khỏi chất lỏng, ta thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc chứa các lỗ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, các hạt chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ này sẽ bị giữ lại.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

2. Cô cạn

- Tách các chất khó bay hơi ra khỏi các chất dễ bay hơi.

Ví dụ:

+ Tách muối ăn từ nước muối: đun nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại là muối. Người làm muối cũng biết tận dụng nắng, gió để nước bay hơi, thu được muối ăn.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

+ Tách các chất tan rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách làm dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại.

3. Chiết

- Tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau bằng các dụng cụ như phễu chiết, bình chiết.

Tách chất khỏi hỗn hợp | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá