Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 13: Một số nguyên liệu
Bài 13.1 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?
A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn
B. Tránh làm ô nhiễm môi trường
C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công
D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế
Lời giải:
Đáp án C
Khi khai thác quặng sắt, không nên sử dụng các phương pháp thủ công mà nên dùng phương pháp hiện đại để tiết kiệm chi phí, an toàn lao động, tăng năng suất và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bài 13.2 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi B.Cát C. Gạch D. Đất sét
Lời giải:
Đáp án A
Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là đá vôi(thành phần chính là CaCO3)
A. Bay hơi B. Lắng gạn C. Nấu chảy D. Chế biến
Lời giải:
Đáp án D
Lời giải:
Một số nguyên liệu tự nhiên thường dùng ở Việt Nam là: đất, đá, quặng, dầu mỏ,...
Lời giải:
Ứng dụng của đá vôi trong thực tiễn đời sống: sản xuất vôi sống, làm phấn viết, làm gạch, tạc tượng,...
Lời giải:
Một số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta: Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Kiên Giang,...
Bài 13.7 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết nguyên liệu chính để chế biến thành :
a) Đường ăn b) Gạch c) Xăng
Lời giải:
a) Nguyên liệu chính để chế biến thành đường ăn là cây mía
b) Nguyên liệu chính để chế biến thành gạch là đất sét
c) Nguyên liệu chính để chế biến thành xăng là dầu mỏ
Lời giải:
Một số quặng quan trọng ở Việt Nam: quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng bauxite ở Tây Nguyên,quặng crom sa khoáng chủ yếu ở Cổ Định, quặng wolfram ở Thái Nguyên,...
Lý thuyết Bài 13: Một số nguyên liệu
I. Các loại nguyên liệu
Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...
- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.
- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...
- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,...
- Từ dầu mỏ điều chế các hóa chất cơ bản,đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...
II. Đá vôi
- Đá vôi được dùng để:
+ Sản xuất vôi sống
+ Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông
+ Chế biến thành chất độn(bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...
- Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,...nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...
- Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đá vôi có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển.
- Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số đảo ở Cát Bà, Hạ Long).
III. Quặng
- Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.
- Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép ( 2 loại vật liệu quan trọng chứa chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...)
- Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...
- Việt Nam chứa nhiều mỏ quặng, như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng nhôm ở Tây Nguyên,...
- Nguồn quặng tự nhiên ngày một cạn đi, không thể tái tạo, do đó cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí để giữ gìn tài sản quốc gia. Ngoài ra khi khai thác quặng cần giữ gìn và bảo vệ môi trường.