TOP 10 Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 5 bài văn mẫu Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học

Đề bài: Tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.

TOP 10 Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học (ảnh 2)

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học - Mẫu 1

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học - Mẫu 2

Câu chuyện về Marie Curie

Marie Curie là một nhà khoa học nổi tiếng người Ba Lan. Bà đã có một cuộc đời đầy khó khăn và đóng góp to lớn cho lĩnh vực khoa học.

Marie Curie sinh ra vào năm 1867 tại Warsaw, Ba Lan. Dù gia đình bà gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng bà không ngừng đấu tranh để theo đuổi giấc mơ trở thành nhà khoa học. Bằng sự kiên nhẫn và đam mê, Marie Curie đã vượt qua những trở ngại và được nhận học bổng để theo học tại Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp.

Tại Pháp, Marie Curie theo học về vật lý và hóa học. Bà đã nghiên cứu về phóng xạ và nguyên tố quang phổ. Cùng với chồng là Pierre Curie, Marie Curie đã phát hiện ra hai nguyên tố mới là poloni và rady. Thành tựu này đã giúp bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được Giải Nobel trong lĩnh vực vật lý và sau đó, bà còn nhận thêm một Giải Nobel nữa trong lĩnh vực hoá học. Marie Curie trở thành người đầu tiên và duy nhất đến nay nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau.

Đóng góp của Marie Curie không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các nguyên tố mới, mà còn mở đường cho nhiều nghiên cứu khác trong lĩnh vực phóng xạ và ứng dụng y tế. Bà đã thành lập Viện Công nghệ Phóng xạ Radium (Institut du Radium) và giúp đỡ nhiều nhà khoa học trẻ tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tấm gương học tập và đóng góp của Marie Curie đã truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Bà đã chứng minh rằng với kiên nhẫn, đam mê và nỗ lực không ngừng, mọi người có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công trong lĩnh vực mình lựa chọn.

Câu chuyện về Marie Curie là một minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của học tập và đóng góp của các nhà khoa học trong việc nâng cao tri thức và phát triển của nhân loại.

TOP 10 Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học (ảnh 1)

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học - Mẫu 3

Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.

Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học - Mẫu 4

Thế giới có một nhà phát minh vô cùng vĩ đại. Tên ông là Thomas Edison.

Từ nhỏ, Edison luôn tỏ ra rất hiếu kỳ, tò mò về thế giới xung quanh. Những câu hỏi như : “Tại sao…? Như thế nào…?” tuôn ra từ cậu nhiều đến mức những người lớn xung quanh cậu phải bối rối, không biết phải giải thích cho cậu như thế nào.

Dù không học ở trường nhưng Edison luôn rất ham học và nỗ lực nghiên cứu. Năm 11 tuổi, Edison đã đọc hết bộ Bách Khoa toàn thư về khoa học.

Tình yêu mãnh liệt với Khoa học và tính ham học hỏi đã biến Edison trở thành một nhà khoa học. Ông đã để lại cho đời rất nhiều phát minh, trong đó có phát minh vô cùng quan trọng: bóng đèn điện.

Trải qua thời gian dài nghiên cứu, ôngđi đến kết luận: ánh sáng có thể tạo ra bằng cách đốt nóng một vật dụng cháy sáng. Đầu tiên, ông lấy nhiều vòng dây kim loại rất mảnh rồi cho dòng điện chạy qua, nhưng chẳng mấy chốc, dây kim loại cháy thành tro. Ông nghĩ đến đốt một sợi than rất mảnh trong môi trường không có không khí. Sợi than ấy đã cháy sáng trong hơn 40 giờ.

Chưa dừng lại ở đó, Edison vẫn luôn tìm cách kéo dài thời gian chiếu sáng hơn nữa, ông đã làm đi làm lại hơn 10 000 thí nghiệm với vô số các vật liệu khác nhau. Cuối cùng ông cũng đã tìm ra Wolfram – vật liệu vô cùng bền bỉ. Chiếc bóng đèn sử dụng vật liệu này đã mang đến lợi ích rất lớn cho thế giới hơn một trăm năm sau.

Câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học - Mẫu 5

CÂU CHUYỆN: BÀN CHÂN KỲ DIỆU - CẬU BÉ NGUYỄN NGỌC KÝ

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

- Em muốn hỏi gì cô phải không?

Cậu bé khẽ nói:

- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.

Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.

Đánh giá

0

0 đánh giá