SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 7 (Kết nối tri thức): Đo thời gian

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Đo thời gian sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Đo thời gian

Bài 7.1 trang 13 sách bài tập KHTN 6: Đổi ra giây

a) 45 phút;

b) 1 giờ 20 phút;

c) 24 giờ.

Lời giải:

a) 45 phút = 45. 60 = 2 700 giây;

b) 1 giờ 20 phút = 80 phút = 80 . 60 = 4 800 giây;

c) 24 giờ = 24 . 60 = 1440 phút = 1440 . 60 = 86 400 giây.

Bài 7.2 trang 13 sách bài tập KHTN 6: Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc.                 B. Đồng hồ hẹn giờ.

C. Đồng hồ bấm giây               D. Đồng hồ đeo tay.

Lời giải:

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ bấm giây. Vì khi sử dụng đồng hồ bấm giây ta sẽ:

+ Đo được thời gian từ lúc vận động viên bắt đầu cho tới khi kết thúc đoạn đường chạy.

+ Đồng thời đo được thời gian nhiều người chạy một lúc để so sánh thời gian và xếp hạng thứ tự người chạy nhanh.

Chọn đáp án C

Bài 7.3 trang 13 sách bài tập KHTN 6: Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc.                 B. Đồng hồ hẹn giờ.

C. Đồng hồ bấm giây               D. Đồng hồ đeo tay.

Lời giải:

Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ hẹn giờ. Vì chúng ta có thể hẹn số thời gian mà trứng sẽ chín, khi đến thời gian đồng hồ sẽ báo cho ta biết.

Chọn đáp án B

Bài 7.4 trang 13 sách bài tập KHTN 6: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là

A. 1 giờ 3 phút.                        B. 1 giờ 27 phút

C. 2 giờ 33 phút                       D. 10 giờ 33 phút

Lời giải:

Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình 

= thời gian kết thúc hành trình – thời gian bắt đầu lên xe 

= 15 giờ 15 phút – 13 giờ 48 phút = 1 giờ 27 phút

Chú ý: 1 giờ có 60 phút.

Chọn đáp án B

Bài 7.5 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

Lời giải:

Bình đóng được số hộp kẹo trong 1 giờ là: 408 : 8 = 51 (hộp).

Bình đóng được số viên kẹo trong 1 giờ là: 51 . 30 = 1 530 (viên).

Mà An đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ.

Vậy Bình đóng nhanh hơn An

Lý thuyết Bài 7: Đo thời gian

I. Đơn vị thời gian

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…

1 giờ = 60 phút = 3600 giây

1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

II. Dụng cụ đo thời gian

- Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

Đo thời gian | Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 7: Đo thời gian

I. Đơn vị thời gian

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Ngoài ra, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ…

1 giờ = 60 phút = 3600 giây

1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

II. Dụng cụ đo thời gian

- Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

Đo thời gian | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá