TOP 20 bài Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu 2024 SIÊU HAY

564

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu

Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Ông lão bên chiếc cầu" của Ơ-nít Hê-minh-uê.

TOP 20 bài Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 1

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và nội dung chính của truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu.

b. Thân bài

- Nêu và phân tích bối cảnh diễn ra của câu chuyện.

- Phân tích nhân vật ông lão qua góc nhìn của nhân vật “tôi”.

- Phân tích chi tiết "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn".

- Nhận xét tài năng của tác giả thông qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật.

c. Kết bài

- Khái quát nội dung và ý nghĩa truyện.

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 2

1) Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu (nhan đề, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhận xét chung về câu chuyện…)

2) Thân bài:

a) Nêu và nhận xét chủ đề của câu chuyện:

- Chủ đề của câu chuyện: số phận bất hạnh, chua xót, đau đớn và đắng cay của con người và cả loài vật trong chiến tranh và sự lương thiện của con người trong những hoàn cảnh tăm tối nhất

- Nhận xét: chủ đề của câu chuyện mang đậm tính nhân văn, chạm đến bản chất của con người đó chính là sự lương thiện, khiến người đọc dễ cảm nhận, đồng điệu sâu sắc

b) Phân tích, đánh giá các đặc sắc nghệ thuật để làm rõ chủ đề của truyện và hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc đó:

- Đặc sắc nhan đề và tình huống truyện:

  • Nhan đề: “Ông lão bên chiếc cầu” - mang tính chất gợi mở câu chuyện, gợi lên sự tò mò của người đọc về nhân vật “ông lão” - ông ta là ai, ngồi bên chiếc cầu để làm gì…
  • Tình huống truyện: một thị trấn trong thời kì Tây Ban Nha xảy ra nội chiến và chịu sự tấn công của phát xít Đức với nhiều nguy hiểm, nên người dân đã di tản đi hết, chỉ còn lại một ông lão chần chừ, rời đi muộn nhất vì lo lắng cho những con vật nuôi của mình

→ Tình huống truyện đưa nhân vật “ông lão” vào một tình thế đối mặt với nguy hiểm của chiến tranh, từng ngày đều là giây phút dành giật sự sống. Nhưng ông chấp nhận ở lại thị trấn lâu thêm để chăm sóc những con vật nuôi của mình. Đó là sự lựa chọn giúp nhân vật thể hiện được sự lương thiện, trái tim ấm áp của mình.

- Đặc sắc về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: ông lão

(+) Đặc điểm ngoại hình, hành động của ông lão

  • mặc bộ đồ rất bẩn màu đen; khuôn mặt xám bẩn; đeo đôi kính gọng thép

→ Cho thấy tình cảnh vất vả khó khăn của ông lão

  • ngồi yên bên lề đường, không nhúc nhích khi những nông dân khác vẫn đang chạy đi

→ Ông lão đã quá già, quá mệt mỏi và không có một hi vọng nào trong hành trình chạy trốn khỏi chiến tranh

(+) Đặc điểm tính cách của ông lão: được bộc lộ qua cuộc trò chuyện với nhân vật tôi

  • vốn là một ông lão sống một mình với những con vật nuôi của mình, nên ông xem chúng như người thân, luôn quan tâm, chăm sóc
  • khi có tin sắp có chiến tranh ập đến, người dân trong thị trấn kéo nhau bỏ chạy, ông lão vẫn cố nán lại để chăm sóc những con vật nuôi của mình đến khi chẳng còn ai nữa mới rời đi
  • khi rời đi, ông vẫn luôn đau đáu lo lắng cho những con vật mà mình nuôi, sợ chúng không thể sống được nếu thiếu ông

→ Cho thấy ông lão là một người có trái tim lương thiện, giàu tình yêu thương động vật

- Một số đặc sắc nghệ thuật khác trong truyện:

(+) Hình ảnh biểu tượng: cây cầu nơi mà ông lão ngồi: là ranh giới giữa hòa bình là chiến tranh, giữa vùng an toàn và vùng nguy hiểm, giữa chính nghĩa và tàn ác → vô cùng nhỏ bé và mong manh, có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào

(+) Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại:

  • những câu đối thoại giữa ông lão và nhân vật tôi diễn ra ngắn gọn, có phần cộc lộc, bởi các nhân vật đang ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt và thời gian vội vã
  • một số lời nói của ông lão vừa là đối thoại (trả lời nhân vật tôi) vừa là độc thoại (tự nói với chính mình) - khi nói về việc những con vật nuôi của ông rồi sẽ sống sót được, khiến nhân vật “ông lão” trở nên chợt gần chợt xa, thể xác của ông đang ở đây, nhưng linh hồn vẫn còn ở lại nơi quê nhà
  • độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi trò chuyện về ông lão cho thấy những suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật tôi về ông lão cũng như câu chuyện về những con vật nuôi của ông, giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật và có cảm giác như được tham gia vào câu chuyện

3) Kết bài:

  • Nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu”
  • Nêu ý nghĩa, tác động của câu chuyện đối với người viết

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 1

Ơ-nít Hê-minh-êu (1899 – 1961) sinh tại bang l-li-noi nước Mĩ, trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường l-ta-li-a với tư cách phóng viên mặt trận. Sau đó, ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Hemingway là người khởi xướng loại truyện-thật-ngắn hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của Sherwood Anderson (1867-1941), một văn sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn của Hemingway không có cốt truyện rõ rệt và ông không dùng tình cảm để gây xúc động mạnh. Tuy nhiên với văn phong giản dị nhưng điêu luyện, từ ngữ chọn lọc và óc nhận xét tinh tế, ông thường chia tình tiết câu chuyện thành từng đoạn từng hồi rõ rệt. Truyện "Ông lão bên chiếc cầu" được dịch từ nguyên tác "Old Man at the Bridge", trong đó người thuật chuyện chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.

Bối cảnh của truyện là Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. Một bối cảnh chiến tranh hiện rõ qu từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào.

Qua câu chuyện với nhân vật tôi, hoàn cảnh ông lão đã được giới thiệu thật đầy đủ. Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng. Và trong cuộc trò chuyện của nhân vật tôi với ông lão, chúng ta cũng có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Không có một sự đánh giá nào từ nhân vật “tôi” về ông lão những qua những chi tiết câu chuyện chúng ta thấy ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.

Cuối câu chuyện, tác giả nói về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.

Trong câu chuyện, chúng ta thấy được tài năng của Hê-minh-uê qua việc sử dụng các đặc sắc nghệ thuật trong câu chuyện. Tác giả không hề nói gì về chiến tranh, nhưng chúng ta cảm nhận được hời thở của nó qua hình ảnh biểu tượng: cây cầu - ranh giới của hai phe chiến tranh. Tác giả không hề có sự đánh giá nào về nhân vật của mình nhưng qua ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Đặc biệt, việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Tác phẩm Ông già bên cây cầu cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương. Câu chuyện còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới

10+ Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 2

Ernest Hemingway (1899-1961): Một nhà văn, tiểu thuyết gia, cựu quân nhân tham gia vào thế chiến thứ nhất. Ông được biết đến với những tác phẩm kế thừa lối viết cực hạn của Gertrude Stein, mà sau này là hồn túy trong nguyên lý tảng băng trôi (iceberg theory). Những nhân vật của ông thường mang trong mình nỗi chịu đựng số phận và thỏa hiệp với nó, hay khắc kỷ tột độ. Đó là những nhân vật trong kiệt tác Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai,… Đặc biệt là truyện vừa “Ông già và biển cả” đã đem lại cho ông giải Pulitzer năm 1953. Ông nhận được giải Nobel năm 1954 vì “lối viết tường thuật hấp dẫn với lời văn mạnh mẽ, khúc chiết và mới lạ.”

Ông lão trên cầu (Old man at the bridge) được viết vào năm 1938. Câu chuyện được đặt trong bối cảnh nội chiến Tây Ban Nha. Là một câu chuyện kể ngắn gọn, phơi bày tội ác của chiến tranh lên những người dân thường vô tội qua hình ảnh lão già bên vệ đường thương nhớ những con thú lão nuôi ở quê nhà San Carlos. Truyện là một văn bản phản chiến lấp lánh tình người qua giọng văn gãy gọn, hàm súc mà ẩn ý.

Hình ảnh ông lão hiện lên trong câu chuyện qua lời kể của nhân vật “tôi” là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình. Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Đặc biệt, hai chi tiết này hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh.

Trong câu chuyện có nhiều hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa. Các hình ảnh biểu tượng như cây cầu thể hiện làn ranh giới của hai phe chiến tranh Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Đọc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” chúng ta thấy được nội tâm, suy nghĩ của nhân vật về quê hương của mình.

Thông điệp câu chuyện thể hiện chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương. Truyện ngắn nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới.

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 3

Đang cập nhật ...

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 6

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá