Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích
Đề bài: Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Dàn ý Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ mà em yêu thích
a. Mở đoạn
- Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nên cảm nghĩ chung về bài thơ.
b. Thân đoạn
- Nêu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ
+ Nội dung
+ Hình thức nghệ thuật
c. Kết đoạn
- Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 1
Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối dòng cảm xúc ấy, trong đoạn thơ thứ ba là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 2
Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Chao ôi, tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về! Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 3
Ông hoàng thơ tình Việt Nam đã viết lên bài thơ “Yêu” với xúc cảm chân thành, mãnh liệt, với một trái tim dành hết cho sức sống tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa. Bài thơ Yêu được in trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn vào năm 2004 với cảm hứng chính là cảm xúc của tác giả khi phải trải qua mối tình đơn phương, nhưng tình cảm ấy vô cùng đặc biệt, khiến người đọc ấn tượng sâu sắc. Đối với ông, yêu là “chết ở trong lòng một ít”, vì khi yêu ta dành hết trái tim mình, trọn vẹn suy nghĩ và tình cảm dành cho đối phương, khi không được đáp lại, thì trong lòng tan vỡ từng ngày. Những giây phút được hạnh phúc, được chìm đắm trong tình yêu đối với Xuân Diệu cũng như giây phút chia biệt đầy buồn thảm, ông sợ rằng khi mình đem lòng yêu một ai đó, không có điều gì đảm bảo tình yêu sẽ mãi tồn tại như vậy, nó sẽ dần dần phai nhạt và biến mất nếu như ta không vội vàng lên, nắm lấy và cảm nhận, sống cho trọn vẹn mình với tình yêu ấy. Xuân Diệu tự gọi tên chính mình và những người đang yêu khác là những kẻ cuồng si, trao hết trái tim mình cho người tình mang tên “tình yêu”, Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi hình gợi tả, ngôn ngữ giản dị nhưng lại gợi sức liên tưởng vô cùng sâu sắc cho người đọc. Bạn đọc cảm nhận được những vẻ đẹp của tình yêu. Bài thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về chủ đề tình yêu và sẽ mãi neo đậu trong trái tim bạn đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 4
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ. Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy. Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu? Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ em yêu thích - Mẫu 6
Đang cập nhật ...