Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 1
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình. Kiều lại là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 2
Từ một tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, niềm tự hào của văn học Việt Nam mà trong đó nghệ thuật tả người là một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất. Đoạn trích "chị em Thúy Kiều" có thể được coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy. Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cái cốt cách thanh cao của cây mai và cái tinh thần trắng trong của tuyết. Tuy thế, dẫu “mười phân vẹn mười”, cái đẹp của hai chị em vẫn là “mỗi người một vẻ”. Khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời, Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ" để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Tài của Kiều là cái tài toàn diện của nghề phong lưu: cầm, kì, thi, họa, mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. Sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Người hiếm có như thế thì có thể gặp tột cùng hanh phúc, hoặc có thể tột cùng đau khổ; tả tài sắc Thúy Kiều, thật ra Nguyễn Du đã dự báo cho thân phận của nàng. Không đi vào chi tiết, Nguyễn Du chỉ nói lên cái thần của nhân vật bằng những nét tiêu biểu nhất, đó chính là điều đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 3
Đang cập nhật ...
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 4
Đang cập nhật ...
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 5
Đang cập nhật ...
Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm - Mẫu 6
Đang cập nhật ...