Với giải Câu hỏi trang 164 Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu hỏi trang 164 Địa Lí 9: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Công nghiệp của vùng tăng trưởng nhanh chóng do thu hút đầu tư, đổi mới về khoa học công nghệ trong khâu sản xuất, tạo động lực cho phát triển công nghiệp. Cơ cấu ngành đa dạng, phù hợp với thế mạnh đặc trưng của vùng.
- Công nghiệp sản xuất điện:
+ Nhiều thế mạnh pháy triển thủy điện trên các sông Đà, sông Chảy,… Các nhà máy thủy điện như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW), Thác Bà (108 MW), Tuyên Quang (342 MW),… cung cấp điện năng hòa vào mạng lưới điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than như Sơn Động (220 MW) Bắc Giang, Na Dương (110 MW) Lạng Sơn, Cao Ngạn (100 MW) Thái Nguyên,… đóng góp vào sản xuất điện năng cho vùng. Tiềm năng về nguồn năng lượng mới như điện mặt trời cũng được chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.
- Công nghiệp khai khoáng: có nhiều khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng. Các cơ sở công nghiệp khai khoáng của vùng như a-pa-tít (Lào Cai), than đá (Lạng Sơn, Thái Nguyên), đá vôi xi măng (Sơn La),…
- Ngoài ra, nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất, chế biến thực phẩm; vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến lâm sản;… cũng đang được đầu tư phát triển.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi mở đầu trang 159 Địa Lí 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (hay còn gọi là Trung du và miền núi phía Bắc) có thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa Đông Bắc và Tây Bắc; là nơi tập trung nhiều dân tộc sinh sống tạo nên nét đặc trưng về văn hóa, truyền thống sản xuất. Vùng có đặc điểm dân cư, dân tộc như thế nào? Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế ra sao?...
Câu hỏi trang 159 Địa Lí 9: Dựa vào hình 9.1 thông tin trong bài, hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Câu hỏi trang 159 Địa Lí 9: Dựa vào hình 9.1 thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc....
Câu hỏi trang 161 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy xác định các thế mạnh để phát triển công nghiệp; lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và du lịch của vùng....
Câu hỏi trang 161 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nổi bật về phân bố dân cư và thành phần dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Câu hỏi trang 162 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 9.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Câu hỏi trang 162 Địa Lí 9: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Câu hỏi trang 164 Địa Lí 9: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Câu hỏi trang 165 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy kể tên các ngành dịch vụ nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Luyện tập 1 trang 165 Địa Lí 9: Hãy tóm tắt đặc điểm phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Luyện tập 2 trang 165 Địa Lí 9: Lấy ví dụ chứng minh ngành du lịch là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Vận dụng trang 165 Địa Lí 9: Sưu tầm thông tin và trình bày về một dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8. Dịch vụ
Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .
Bài 10. Thực hành: Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh về tư nhiên để phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng .
Bài 12. Thực hành: Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Bài 13. Bắc Trung Bộ.