TOP 20 Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ

2.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích 2 - 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ.

TOP 20 Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ (ảnh 1)

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 1

Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xưng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 2

Khi đọc đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ, em luôn đọc đi đọc lại hai dòng thơ miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc: “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Hai dòng thơ miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ, tĩnh lặng và tươi sáng vào đêm trăng. Bằng ngòi bút nhân hóa điêu luyện, Nguyễn Du đã khiến vầng trăng vốn chỉ biết nằm im lìm trên trời cũng biết ngó ngàng xung quang: “Gương nga chênh chếch dòm song”. Từ láy ‘chênh chếch” chỉ hành động hơi nghiêng về một phía. Vầng trăng cũng giống như Thúy Kiều, tựa đầu cửa sổ, nghiêng nhìn sang phía Kim Trọng với nỗi tương tư. Cả không gian ban đêm chợt bừng sáng bởi ảnh trăng dịu nhẹ: “Vàng treo ngấn nước cây lồng bóng sân”. Mặt nước sóng sánh ánh trăng, lấp lánh như chứa ngàn mặt trăng nhỏ ở dưới đáy sông. Ánh trăng chiếu xuống cây, khiến bóng cây che đi cả một khoảng sân. Cảnh vật êm đềm biết bao, từng dòng thơ đi vào lòng người biết nhường nào!

TOP 20 Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 3

Trong đoạn trích "Kim Kiều gặp gỡ", hai câu thơ sau đây miêu tả thiên nhiên đặc sắc và ấn tượng:

"Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha."

Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Dòng nước dưới cầu "trong veo" chảy hiền hòa, êm đềm. Hình ảnh "tơ liễu" mềm mại, uyển chuyển soi bóng trên mặt nước phẳng lặng tạo nên một khung cảnh đẹp thanh bình, tĩnh lặng. Bóng liễu "thướt tha" gợi cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển. Bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm bởi ánh chiều tà, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy tiếc nuối. Bức tranh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Dòng nước "trong veo" tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao, nhưng cũng là biểu tượng cho sự trôi chảy của thời gian.. Bức tranh thiên nhiên như đang soi chiếu tâm trạng của hai người.

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 4

Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Cảnh vật và hồn người đã để lại dấu ấn trong lòng mỗi chúng ta qua một vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Nguyễn Du đã có những cách nói rất hay, rất đẹp về Kim Trọng: văn nhân, bậc tài danh, phong nhã, hào hoa, kẻ thiên tài ... Kim Trọng là hình ảnh đẹp nhất về khách tài tử, đa tình xuất hiện trong đoạn thơ đã làm nổi bật chủ đề tình yêu tự do và cảm hứng nhân văn của Truyện Kiều. Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Kim Trọng bằng bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài. Cảnh vật thiên nhiên từ dặm xanh đến dòng nước trong veo, từ chiếc cầu, cành tơ liễu đến bóng chiều - đều đã trở thành cái nền thơ mộng, làm hiện lên hình ảnh chàng Kim trong buổi đầu gặp gỡ người đẹp. Có thể nói bao trùm bức chân dung Kim Trọng là một màu sắc lãng mạn đầy chất thơ.

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 5

Trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ mở đầu khung cảnh là không gian:

“Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Kiều từ trở gót trướng hoa

Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.”

Hiện lên bức tranh thiên nhiên thanh bình và tĩnh lặng. Hình ảnh nàng Kiều xuất hiện như tô điểm thêm vẻ đẹp cho không gian. Khiến không gian tĩnh lặng của thiên nhiên bỗng trở nên tươi sáng và dịu dàng hơn khi có sự xuất hiện của con người. Thời gian nhỏ là khi chiều tà, khi mà “mặt trời đã gác núi với, và thời gian lớn là vào thời điểm mùa thu mát mẻ. Khung cảnh không những trữ tình mà còn trở nên dịu mát trong lòng người. Khung cảnh xung quanh lại thêm phần dịu dàng với bóng “tơ liễu” rủ xuống dòng sông thướt tha. Các cảnh vật như đều dịu dàng, lả lướt cùng với tiếng nước chảy trong veo. Tất cả tạo nên khung cảnh trữ tình, thơ mộng như tạo nên vẻ đẹp cho một tình cảm bắt đầu chớm nở nơi chàng Kim và nàng Kiều. 

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 6

Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ. Khung cảnh hiện lên là hình ảnh “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xứng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng. Dưới khung cảnh nên thơ nên họa đó, một mối tình son sắt, đậm sâu của cặp trai tài gái sắc Kim - Kiều ấy sẽ khiến bao trái tim của nhiều thế hệ độc giả phải thổn thức.

Đoạn văn phân tích dòng thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc trong Kim - Kiều gặp gỡ - Mẫu 7

Đoạn trích gặp gỡ Kim - Kiều đã kết thúc trong một không gian thơ mộng và trữ tình, khiến cho em rất ấn tượng với 4 câu thơ cuối:

“Hải đường lả ngọn đông lân

Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà

Một mình lặng ngắm bóng nga,

Rộn đường gần với nỗi xa bời bời”

Câu thơ cuối đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Trong thời gian buổi chiều tà đến. Với không gian ở bờ sông trên cây cầu. Cuộc gặp gỡ đã kết thúc. Nếu những câu thơ đầu tác giả miêu tả sự nhẹ nhàng thướt tha của cảnh vật bao nhiêu thì đến câu thơ cuối cảnh vật như đượm buồn, lặng lòng bất nhiều với “Giọt sương gieo nặng cành xuân”. Là giọt sương nặng hay chính trong lòng nhân vật trữ tình là nàng Kiều đang suy tư, lo lắng. Vì vậy khi nhìn cảnh này sẽ chẳng thể vui được. Từ dòng nước, cây liễu, ánh trăng, ngôi nhà hình như cũng nhuốm màu buồn đi trong những câu thơ cuối.  Tác giả như muốn thể hiện cảm xúc, tình cảm những sự vật là minh chứng cho tình yêu giữa giai nhân và tài tử. Sự xa cách làm cho cảnh vật trong mắt người cũng trở nên ảm đạm. Qua đó ta thấy được là Thúy Kiều dù suy nghĩ lo lắng, không yên tâm, không chắc chắn với mối lương duyên này.Nhưng nàng là người rất tình nghĩa, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận đối với Kim Trọng.

Đánh giá

0

0 đánh giá