Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp
Bài tập 1 trang 92 SBT Địa lí 10: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm trang trại?
A. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
B. Được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp.
C. Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
D. Quy mô sản xuất (đất đai, vốn,...) tương đối lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Hình thức nào là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
A. Trang trại.
B. Hợp tác xã nông nghiệp.
C. Thể tổng hợp nông nghiệp.
D. Vùng nông nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 3: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. loại bỏ được tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
B. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng.
C. sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.
D. nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Trang trại.
B. Khu nông nghiệp công nghệ cao.
C. Thể tổng hợp nông nghiệp.
D. Vùng nông nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Nông nghiệp xanh còn có tên gọi khác là
A. nông nghiệp sinh thái.
B. nông nghiệp hữu cơ.
C. nông nghiệp vô cơ.
D.nông nghiệp công nghệ cao.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là ................................................... không gian của các ngành, các ................................................................... và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở .................................................. mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và ………………………………. cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo ………………………..……..... về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo ……………………………….... xã hội cao nhất.
Trả lời:
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
Bài tập 3 trang 93 SBT Địa lí 10: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B.
Trả lời:
1 - a, d
2 - b, c
Trả lời:
- Nhận định 1 - đúng
- Nhận định 2 - sai
- Nhận định 3 - đúng
Trả lời:
- Trang trại:
+ Là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường)
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...
- Thể tổng hợp nông nghiệp:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mức độ cao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
+ Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp.
- Vùng nông nghiệp:
+ Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng
+ Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Trả lời:
- Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (AHTP)) là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam với diện tích 88,17 ha tọa lạc tại Củ Chi có kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khu này đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các lĩnh vực như sản xuất giống cây trồng gồm sản xuất hoa lan, cây kiểng và hoa các loại, sản xuất rau sạch, sản xuất nấm, cây dược liệu, sản xuất giống cá cảnh như cá dĩa và cá chép Koi và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.
- Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được chính thức đi vào hoạt động vào tháng 04/2010 tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nằm trên tuyến đường đi địa đạo Củ Chi và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc, thuận tiện Giao thông đi các tỉnh. Khu Nông nghiệp Công nghệ cao được xây dựng theo Quyết định số 3534/QĐ-UB ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
- Khu này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao công nghệ, hệ thống viễn thông ….
- Hiện có 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động, cùng với 4 trung tâm trực thuộc Ban quản lý là:
+ Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
+ Trung tâm Khai thác Hạ tầng
+ Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 28: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp
I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
a. Quan niệm
- Là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
b. Vai trò
- Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, các nước trên thế giới.
- Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Tạo các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Đa dạng với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp,…
Trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk ở Việt Nam
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
- Về tổ chức sản xuất: hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh để áp dụng máy móc, công nghệ để tối ưu hoá năng suất và hạn chế sức lao động của con người. Đa dạng hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Đa dạng đối tượng lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên cần được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra nông sản có năng suất cao, thích nghi với biến đổi khí hậu. Phát triển “nông nghiệp xanh” để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Chú trọng liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Nông nghiệp xanh: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tối đa hoá cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản, hạn chế sức lao động của con người. Các công nghệ giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.