Giải SGK Lịch sử & Địa Lí 9 Chủ đề 1 (Kết nối tri thức): Đô thị: Lịch sử và hiện tại (2)

602

Lời giải bài tập Lịch sử & Địa Lí lớp 9 Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại (2) sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử & Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử & Địa Lí 9 Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại (2)

Mở đầu trang 221 Chủ đề 1 Lịch Sử và Địa Lí 9: Năm 1950, thế giới chỉ có hai đô thị trên 10 triệu dân là Niu Oóc và Tô-ky-ô. Đến nay, thế giới đã có 32 siêu đô thị. Quá trình phát triển các đô thị hiện đại đã diễn ra như thế nào? Đô thị ngày nay có vai trò và tác động ra sao đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đất nước và khu vực?

Trả lời:

- Từ cuối thế kỉ XIX, nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất điện, cơ cấu lao động thay đổi và số dân ở các trung tâm công nghiệp tăng nhanh. Xã hội hậu công nghiệp bắt đầu từ cuối thế kỉ XX, chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển. Sự ra đời của internet và nền kinh tế tri thức làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức tổ chức đô thị.

- Đô thị đóng vai trò là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước hoặc khu vực

1. Vai trò của đô thị

Câu hỏi trang 221 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày vai trò của đô thị đối với sự phát triển của khu vực.

Trả lời:

Đô thị đóng vai trò là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước hoặc khu vực.

- Là hạt nhân kinh tế của khu vực, động lực phát triển: tạo việc làm, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động,...

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: hỗ trợ hiện đại hoá các ngành kinh tế, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.

- Tăng cường liên kết, hội nhập: Đô thị là các đầu mối giao thông, thông tin, trung tâm thương mại, tài chính nên góp phần liên kết các vùng trong nước và quốc tế.

- Lan toả về văn hoá, xã hội: Đô thị là trung tâm văn hoá, xã hội, có sức ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

- Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Đô thị đi đầu trong giải quyết khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu.

2. Quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp

Câu hỏi trang 222 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục a, hãy mô tả quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp.

Trả lời:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước.

+ Các nước phát triển: Quá trình đô thị hoa diễn ra sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoa. Quá trình công nghiệp hoa làm gia tăng số dân ở đô thị.

+ Các nước đang phát triển: Quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu. Quá trình công nghiệp hoa vẫn đang tiếp tục, trình độ đô thị hóá khác nhau làm cho tỉ lệ dân thành thị ở nhóm nước đang phát triển khác nhau. Các đô thị lớn tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ.

- Quy mô đô thị có xu hướng tăng lên:

+ Năm 1900 thế giới có 1 thành phố trên 5 triệu người (Luân Đôn); đến năm 1970, toàn thế giới có 18 thành phố trên 5 triệu người, trong đó, thành phố có số dân lớn nhất là Tô-ky-ô (23,3 triệu người).

+ Các thành phố mở rộng do sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, dịch vụ nên người lao động có thể sinh sống ở xa trung tâm thành phố.

- Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Các thành phố công nghiệp điển hình là Man-chét-tơ (Anh), Si-ca-gô (Hoa Kỳ),... các thành phố có hoạt động dịch vụ phát triển là Niu Oóc (Hoa Kỳ), Pa-ri (Pháp),...

- Đô thị phát triển thiếu kiểm soát: Sự mở rộng các đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Đô thị hoa tự phát ở một số thành phố đã dẫn đến các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,...

Câu hỏi trang 223 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục b, hãy nêu những nét nổi bật về quá trình đô thị hóa thời kì xã hội hậu công nghiệp.

Trả lời:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hoa đã ổn định, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở mức cao và tăng chậm. Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Ở các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh và xuất hiện ngày càng nhiều siêu đô thị. Năm 2021, thế giới có 32 siêu đô thị, trong đó 28 siêu đô thị ở các nước đang phát triển.

- Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị.

+ Vùng đô thị là khu vực gồm các thành phố, các thị trấn và vùng ngoại ô, cấu trúc tương tự như các thành phố nhỏ trong một thành phố lớn.

+ Dải siêu đô thị được hình thành khi các vùng ngoại ô và thành phố phát triển lớn đến mức hợp nhất với các vùng ngoại ô và thành phố khác, tạo thành một khu vực đô thị gần như liên tục.

- Hoạt động kinh tế của đô thị tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức.

+ Các thành phố đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin và tự động hoa sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Sản xuất ngày càng được tự động hoa và thông minh hơn.

+ Lao động tập trung trong lĩnh vực dịch vụ, xuất hiện nhiều dịch vụ mới như phân tích dữ liệu, truyền thông số.

- Đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh. Các thành phố tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển không gian xanh, tăng cường kết nối, chuyển đổi số,...

3. Tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Câu hỏi trang 224 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 3, hãy nêu những tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Trả lời:

Đô thị hóa có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

- Đô thị hoá tạo động lực phát triển kinh tế cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Đô thị là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

- Đô thị có thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động chất lượng cao nên thu hút được vốn, khoa học công nghệ.

- Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, phổ biến lối sống thành thị.

- Các đô thị tạo hiệu ứng lan toả, phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các khu vực. Đô thị nhỏ ven đô hỗ trợ nông thôn qua các mối liên kết đô thị - nông thôn, như ngoại thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Một số nơi ở các đô thị còn tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm,...

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 224 Lịch Sử và Địa Lí 9: Nêu sự khác nhau giữa quá trình đô thị hoá ở thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.

Trả lời:

 

Thời kì công nghiệp

Thời kì hậu công nghiệp

Quá trình đô thị hóa và tỉ lệ dân thành thị

- Ở các nước phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm;

+ Dân số thành thị tăng nhanh.

- Ở các nước đang phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa ở giai đoạn đầu.

+ Dân số thành thị còn ở mức thấp.

- Ở các nước phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa chậm lại.

+ Dân số thành thị tăng chậm.

- Ở các nước đang phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

+ Dân số thành thị tăng nhanh.

Quy mô

Quy mô đô thị có xu hướng tăng lên

Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị.

Hoạt động kinh tế

Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Hoạt động kinh tế của đô thị tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức.

Hướng phát triển

Đô thị phát triển thiếu kiểm soát

Đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh

 

Vận dụng trang 224 Lịch Sử và Địa Lí 9: Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về một thành phố hoặc thị trấn nơi em sống hoặc gần nơi em sống.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu thành phố Hà Nội

             Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

             Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đến du lịch Hà Nội, bạn có thể thưởng thức đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng, cho bạn những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội.

             Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận.

             Một điều khi giới thiệu về Hà Nội – một Hà Nội rất đặc biệt khi mang nhiều nền văn hóa khác nhau, và không đâu nhiều làng văn hiến như nơi này. Cùng với đó là những ngôi làng với kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rắp khắp nơi, hiến du khách không khỏi thích thú khi lạc bước trên một thành phố sầm uất, phát triển như Hà Nội vẫn tìm thấy những giá trị văn hóa ngàn năm trước đó.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử & Địa lí lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 22. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại (2)

Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (2)

Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (2)

Đánh giá

0

0 đánh giá