Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8 (Cánh diều): Chọn nghề, chọn trường

4.2 K

Với giải sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoạt động trải nghiệm 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn

Bài tập 1 trang 69 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Em hãy liệt kê ba nghề dự định lựa chọn và nêu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn đó.

Tên nghề dự định

Trường đào tạo

Thông tin cơ bản về trường đào tạo

Nghề 1:

 

 

Nghề 2:

 

 

Nghề 3:

 

 

Trả lời:

Tên nghề dự định

Trường đào tạo

Thông tin cơ bản về trường đào tạo

Nghề 1: Giáo viên

Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (tên trong tiếng Anh: Hanoi National University of Education) là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và đa ngành chất lượng cao, là một trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Nghề 2: Bác sĩ

Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học đầu ngành chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, cử nhân có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.

Nghề 3: Kĩ sư xây dựng

Đại học Xây dựng

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Hanoi University of Civil Engineering) là một trong những trường đại học danh giá nhất, đào tạo kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, đồng thời đứng đầu khối ngành xây dựng. Những công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia, quốc tế tại Việt Nam hầu hết đều có sự góp mặt của những kỹ sư, kiến trúc sư là cựu sinh viên trường Xây dựng. Trường cũng nổi tiếng với lượng kiến thức lớn để đảm bảo đầu ra của sinh viên - những chuyên gia xây dựng hàng đầu của đất nước.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tham vấn hướng nghiệp

Bài tập 1 trang 70 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Trình bày về hoạt động tham vấn hướng nghiệp mà em đã tìm hiểu theo gợi ý.

Trả lời:

* Đối tượng tham vấn: Học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

* Nội dung tham vấn hướng nghiệp:

- Tầm quan trọng của việc chọn ngành nghề.

- Định hướng rõ thế mạnh của bản thân.

- Làm sao để chọn đúng ngành nghề.

- Cân nhắc mặt trái của ngành nghề khi chọn nghề.

- Thông tin Nguồn nhân lực trong tương lai.

* Phát hiện thế mạnh bản thân và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp.

- Phát hiện thế mạnh bản thân dựa trên các tiêu chí:

+ Thế mạnh trong học tập

+ Sở thích nghề nghiệp của bản thân

+ Năng lực, phẩm chất liên quan đến nghề nghiệp

- Từ đó, có căn cứ để xác định nghề nghiệp theo đuổi và xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp

* Hình thức tham vấn

- Khảo sát về tính cách nghề nghiệp, thiên hướng ngành nghề

- Tư vấn trực tiếp với chuyên gia tư vấn

- Báo cáo tư vấn hướng nghiệp cho từng học sinh

- Lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp

- Tham gia các hội thảo, triển lãm giáo dục, tọa đàm về du học; tìm hiểu sâu về các trường đại học, cao đẳng phù hợp với định hướng nghề nghiệp

- Chọn trường và hoàn thiện hồ sơ nhập học

Bài tập 2 trang 70 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Xác định những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp mà em cần tham vấn.

Trả lời:

* Về việc xác định phẩm chất, năng lực của bản thân: chưa xác định môn học mình yêu thích, mình có năng khiếu với môn học nào

* Về việc tìm hiểu ngành, nghề dự định:

- Thiếu thông tin nghề: chỉ biết tên gọi của nghề mà không hình dung được nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu... của lao động trong nghề

* Về việc tìm hiểu thị trường lao động: Thiếu thông tin về thị trường lao động: ngành nào thừa, ngành nào thiếu, xu hướng ngành nghề hiện nay.

* Các vấn đề khác: Bị gia đình phản đối, Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề

Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch và tham gia trải nghiệm nghề nghiệp

Bài tập 1 trang 71 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Xác định nghề cụ thể mà em muốn trải nghiệm và xây dựng kế hoạch theo gợi ý.

Nghề muốn trải nghiệm:

Thời gian trải nghiệm

Địa điểm trải nghiệm

Hình thức trải nghiệm

Thông tin cần thu thập

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Nghề muốn trải nghiệm: Nghệ nhân làm gốm

Thời gian trải nghiệm

Địa điểm trải nghiệm

Hình thức trải nghiệm

Thông tin cần thu thập

1 ngày

Làng gốm Bát Tràng

- Giới thiệu về các dụng cụ nặn gốm

- Tạo hình, dùng bàn xoay

- Trang trí hoa văn sản phẩm

- Nung gốm

- Tham quan xưởng gốm

- Mua sắm, nghiệm thu sản phẩm mình tạo ra

- Thông tin về vật dụng làm đồ gốm

- Kĩ thuật nung gốm

- Cách trang trí, nặn gốm

Bài tập 2 trang 71 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp và chia sẻ kết quả.

* Những thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm nghề nghiệp

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

* Điều em học được sau trải nghiệm:

* Kết quả thực tế:

Nghề trải nghiệm

 

Thời gian, địa điểm trải nghiệm

 

Hình thức trải nghiệm

 

Thông tin cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

 

Trả lời:

* Những thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm nghề nghiệp

- Thuận lợi:

+ Được hướng dẫn tận tình

+ Được thoả mãn niềm đam mê làm gốm

- Khó khăn:

+ Cách tạo hình cho đồ gốm chưa đẹp mắt

+ Công việc đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại

+ Nhiều công đoạn cần nhớ

+ Nhiều bụi, ảnh hưởng đến sức khoẻ

* Điều em học được sau trải nghiệm:

- Sự kiên trì, nhẫn nại

- Sự tinh tế, khéo léo

- Hiểu biết về một làng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam

* Kết quả thực tế:

- Tự tạo ra một sản phẩm gốm sứ của riêng mình

- Tham quan được xưởng gốm của làng nghề

Nghề trải nghiệm

Làm gốm

Thời gian, địa điểm trải nghiệm

Thời gian: 1 ngày

Địa điểm: Làng gốm Bát Tràng

Hình thức trải nghiệm

- Giới thiệu về các dụng cụ nặn gốm

- Tạo hình, dùng bàn xoay

- Trang trí hoa văn sản phẩm

- Nung gốm

- Tham quan xưởng gốm

- Mua sắm, nghiệm thu sản phẩm mình tạo ra

Thông tin cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

Nhắc đến Việt Nam, chúng ta hẳn ai cũng biết đến ngành nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc – Nghề làm gốm. Trong đó, Bát Tràng là một trong những làng nghề gốm sứ có tiếng tăm và lâu đời thuộc vào bậc nhất ở nước ta.

Người thợ gốm hay còn gọi là nghệ nhân  không chỉ sở hữu đôi bàn tay khéo léo mà còn phải là người yêu nghề và có tâm, để cho ra được các tác phẩm gốm nghệ thuật có hồn.

Phẩm chất, năng lực cần có:

Lòng yêu nghề

Sự sáng tạo

Sự tỉ mỉ

Hoạt động 4: Thực hành tham vẫn hướng nghiệp

Bài tập 1 trang 72 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đóng vai tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình về dự định chọn nghề trong các tình huống

- Xác định những khó khăn cần được tham vấn trong các tình huống ở sách giáo khoa trang 69, 70.

Tình huống 1:

Tình huống 2:

Tình huống 3:

- Viết những ý kiến tham vấn của em để giải quyết khó khăn trong các tình huống với vai trò của bố mẹ, thầy cô, các bạn vào các ô trống dưới đây:

Bố mẹ

(Tình huống 1)

Thầy cô

(Tình huống 2)

Các bạn

(Tình huống 3)

 

 

 

 

Trả lời:

- Xác định những khó khăn cần được tham vấn trong các tình huống ở sách giáo khoa trang 69, 70.

Tình huống 1: Bị gia đình ngăn cấm, phản đối khi lựa chọn nghề nghiệp

Tình huống 2: Chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Tình huống 3: Chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

- Viết những ý kiến tham vấn của em để giải quyết khó khăn trong các tình huống với vai trò của bố mẹ, thầy cô, các bạn vào các ô trống dưới đây:

Bố mẹ

(Tình huống 1)

Thầy cô

(Tình huống 2)

Các bạn

(Tình huống 3)

Khuyên con hãy tìm hiểu với thầy cô và các bạn về ngành công nghệ thông tin

Phân tích thuận lợi, khó khăn của ngành này.

Ủng hộ con hãy  theo đuổi đam mê của mình.

Khuyên em hãy suy nghĩ bản thân mình phù hợp với nghề nào và mình thích làm gì nhất, đam mê của mình là gì

Khuyên bạn hãy suy nghĩ kĩ xem bản thân có yêu thích nghề đó không, và yêu cầu của nghề đó là gì, tìm hiểu thật kĩ rối mới đưa ra quyết định

Bài tập 2 trang 73 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ dự định chọn nghề của em và nêu những điều em muốn xin ý kiến tham vấn. Lựa chọn người mà em muốn xin ý kiến (thầy cô, các bạn và gia đình) và thực hiện.

Trả lời:

* Người mà em muốn xin ý kiến: Thầy cô

* Dự định chọn nghề: Giáo viên

* Ý kiến muốn tham vấn:

- Công việc cụ thể của ngành này là gì?

- Những thuận lợi và khó khăn khi theo đuổi nghề này là gì?

- Yêu cầu của nghề này là gì?

- Để làm nghề này, mình nên chọn học trường nào?

Bài tập 3 trang 73 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Lựa chọn định hướng học tập phù hợp với dự định nghề nghiệp của bản thân.

Trả lời:

- Xác định nghề nghiệp mong muốn của em: Kĩ sư

- Lựa chọn các môn học phù hợp với dự định chọn nghề: Toán, Lí, Hoá

Hoạt động 5: Đánh giá sự phù hợp của bản thân theo nhóm nghề dự định

Bài tập 1 trang 74 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Em hãy chỉ ra những phẩm chất, năng lực nổi trội của bản thân và những phẩm chất, năng lực mà nhóm nghề em dự định cần có.

 

Phẩm chất

Năng lực

Bản thân em

 

 

Nhóm nghề dự định

 

 

Trả lời: 

 

Phẩm chất

Năng lực

Bản thân em

- Kiên trì

- Tự tin

- Nhanh nhẹn

- Năng lực công nghệ thông tin

- Năng lực lãnh đạo

- Năng lực làm việc nhóm

Nhóm nghề dự định

- Yêu nghề, mến trẻ

- Có trách nhiệm

- Có tính nhẫn nại

 

- Năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục

- Năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh

- Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục

- Năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục

- Năng lực đánh giá trong giáo dục.

- Năng lực hoạt động xã hội

- Năng lực phát triển nghề nghiệp

Bài tập 2 trang 74 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: So sánh ý kiến em tham vấn được từ thầy cô, các bạn và gia đình về dự định chọn nghề và định hướng học tập của em với những thông tin em tự đánh giá về bản thân và tự xác định định hướng học tập. Từ đó, đưa ra hai đến ba nhóm nghề dự định phù hợp với bản thân.

Trả lời:

- Nhóm 1: Nhóm nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật

- Nhóm 2: Nhóm nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người

- Nhóm 3: Nhóm nghề thuộc lĩnh vực hành chính

Đánh giá cuối chủ đề

Bài tập 1 trang 75 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp.

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Rất tích cực

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Tích cực

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Chưa tích cực

Trả lời:

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Rất tích cực

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Tích cực

Sách bài tập HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường - Cánh diều (ảnh 1) Chưa tích cực

Bài tập 2 trang 75 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.

STT

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

1

Xác định thông tin cơ bản về một số trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn

 

 

 

2

Phân tích và xác định được phẩm chấtnăng lực của người lao động thông qua trải nghiệm một nghề cụ xthể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.

 

 

 

3

Tham vấn ý kiến của thầy cô, bạn bè và bố mẹ về dự định nghề nghiệp và học tập của bản thân

 

 

 

4

Đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn

 

 

 

Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động chủ đề này là:

Lí do:

Trả lời:

STT

Các nhiệm vụ

Kết quả thực hiện

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Cần cố gắng

1

Xác định thông tin cơ bản về một số trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn

X

 

 

2

Phân tích và xác định được phẩm chấtnăng lực của người lao động thông qua trải nghiệm một nghề cụ xthể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.

X

 

 

3

Tham vấn ý kiến của thầy cô, bạn bè và bố mẹ về dự định nghề nghiệp và học tập của bản thân

 

X

 

4

Đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn

 

X

 

Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động chủ đề này là: Tham vấn ý kiến của thầy cô, bạn bè và bố mẹ về dự định nghề nghiệp và học tập của bản thân

Lí do: Lắng nghe, tham khảo được nhiều ý kiến khác nhau từ những người có kinh nghiệm để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng

Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp

Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

Chủ đề 9: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá