Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 38 (Chân trời sáng tạo): Đột biến gene

465

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 38: Đột biến gene chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 38: Đột biến gene

Mở đầu trang 161 Bài 38 KHTN 9: Năm 2006, các nhà khoa học đã phát hiện một con hươu có màu lông trắng khác biệt với màu lông của những con hươu khác ở một vùng núi miền Đông nước Đức. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về màu lông của con hươu trắng này.

Năm 2006, các nhà khoa học đã phát hiện một con hươu có màu lông trắng khác biệt

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về màu lông của con hươu trắng này là do một hiện tượng đột biến gene gọi là albinism (bạch tạng). Albinism là một tình trạng di truyền khiến cho cá thể không sản xuất đủ melanin, chất làm cho da, tóc và mắt có màu sắc. Trong trường hợp của con hươu này, sự thiếu hụt melanin đã dẫn đến việc lông của chúng không có màu, tạo ra một vẻ ngoài trắng sáng khác biệt so với các con hươu khác trong khu vực.

1. Khái niệm đột biến gene

Hình thành kiến thức mới 1 trang 161 KHTN 9: Quan sát Hình 38.1 và cho biết cấu trúc của đoạn gene đột biến có gì khác với cấu trúc của đoạn gene bình thường. Từ đó, nêu khái niệm đột biến gene.

Quan sát Hình 38.1 và cho biết cấu trúc của đoạn gene đột biến có gì khác

Trả lời:

- Cấu trúc của đoạn gene đột biến khác so với cấu trúc của đoạn gene bình thường như sau:

Hình a): Đoạn gene đột biến được thêm 1 cặp nucleotide T – A.

Hình b): Đoạn gene đột biến bị mất 1 cặp nucleotide A – T.

Hình c): Đoạn gene đột biến bị thay cặp nucleotide A – T thành cặp nucleotide C – G.

- Khái niệm đột biến gene: Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc vài cặp nucleotide.

Luyện tập trang 162 KHTN 9: Lấy thêm ví dụ về đột biến gene ở vật nuôi và cây trồng.

Trả lời:

Ví dụ về đột biến gene ở vật nuôi và cây trồng:

- Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.

- Tạo ra đột biến sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre).

- Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt.

- Tạo ra giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên.

- Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao.

- Củ cải đường đột biến gene lá có nhiều vùng đốm trắng do thiếu diệp lục.

- Lợn đột biến gene song sinh dính liền thân.

- Vịt đột biến gene có 3 chân.

2. Ý nghĩa và tác hại của đột biến gene

Hình thành kiến thức mới 2 trang 162 KHTN 9: Hãy nêu ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

Trả lời:

- Tác hại của đột biến gene: Đột biến gene phá vỡ sự hài hòa trong kiểu gene thường tạo nên kiểu hình có hại làm giảm khả năng sống sót, sinh sản, thích nghi của sinh vật.

- Ý nghĩa của đột biến gene: Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau của cùng một gene. Qua giao phối sẽ xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình mới góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Luyện tập trang 162 KHTN 9: Lấy một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho cơ thể sinh vật và cho nhu cầu của con người.

Trả lời:

- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho cơ thể sinh vật:

+ Đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường có thuốc trừ sâu.

+ Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt.

- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho nhu cầu của con người:

+ Hoa lan đột biến có giá trị kinh tế cao.

+ Giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên.

+ Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao.

Vận dụng trang 162 KHTN 9: Nên hay không nên loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác. Hãy nêu quan điểm của em về vấn đề này.

Trả lời:

- Không nên loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác.

- Giải thích: Quần thể sinh vật muốn tồn tại và phát triển phải có sự thích nghi với môi trường sống. Mà môi trường sống luôn thay đổi. Do đó, nếu quần thể sinh vật có tính đa hình (có nhiều cá thể có đặc điểm khác biệt) thì quần thể sinh vật sẽ có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường. Bởi vậy, nếu loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác thì sẽ đe dọa đến khả năng tồn tại, phát triển và tiến hóa của quần thể sinh vật.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 37. Nucleic acid và ứng dụng

Bài 38. Đột biến gene

Bài 39. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã

Bài 40. Từ gene đến tính trạng

Bài 41. Cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

Bài 42. Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

Đánh giá

0

0 đánh giá