Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

1.4 K

Tài liệu soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

* Hướng dẫn:

Đề bài (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài viết của em được chọn để trình trong buổi trao giải cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức. Em hãy chuyển bài viết thành bài nói để thuyết minh với người nghe về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Cách 1:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

Tìm hiểu các thông tin về đối tượng người nghe; địa điểm trình bày bài nói (Ở danh thắng, di tích hay ở địa điểm nào khác? Trong phòng hay ngoài trời?); thời lượng cho phép của bài nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tóm tắt nội dung bài viết thành sơ đồ theo trình tự sau:

+ Mở đầu: nêu tên và giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Nội dung chính: trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị lịch sử, văn hóa; cách thức tham quan; …)

+ Kết thúc: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; đưa ra lời mời tham quan (nếu cần).

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh,sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim,…) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói.

Bước 3: Luyện tập, trình bày

- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, mối quan tâm và sự yêu thích của em dành cho danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử giới thiệu.

- Trình bày các thông tin rõ ràng, mạch lạc, chính xác.

- Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim, ngôn ngữ hình thể,…).

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

- Dự kiến các câu hỏi, thắc mắc của người nghe và câu trả lời.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Dựa vào bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài nói của mình đồng thời góp ý cho bài nói của bạn:

Bảng kiểm kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Người nói chào người nghe và tự giới thiệu

   

Nêu tên của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

   

Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

   

Nội dung chính

Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

   

Kết thúc

Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

   

Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

   

Đưa ra lời mời gọi tham quan

   

Cảm ơn và chào người nghe

   

Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe

Tương tác tích cực với người nghe trong khi nói

   

Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, đáp ứng yêu cầu bài nói

   

Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày

   

Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.

   

Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Minh Thùy. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương mình. Đó chính là chùa Thầy. Đó là một trong số những ngôi chùa được đánh giá là cổ kính, nổi tiếng và linh thiêng nhất ở Hà Nội.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Hay nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Về vị trí tọa độ và lịch sử hình thành của chùa Thầy

Chùa Thầy tọa lạc tại núi Thầy, ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ được gọi là Hương Hải am, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì. Về sau, chùa được vua Lý Nhân Tông, Dĩnh Quận Công cùng các hoàng tộc cho xây dựng thêm và chăm lo việc trùng tu. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì có nghĩa là ao Rồng. Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng. Tất cả như tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh cho chùa Thầy.

Về đặc điểm kiến trúc của chùa Thầy

Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh. Chùa gồm ba tòa song song với nhau ứng với tên gọi lần lượt là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng. Hai bên cạnh của sân có hai cây cầu cong bắc qua một phần hồ tạo thành hai chiếc râu rồng, một bên bắc sang một hòn đảo nhỏ nay đã thành khu dân cư, còn một cầu bắc sang đền thờ Tam Phủ. Hai câu cầu này do Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602. Giữa áo chùa có một thủy đình, nhìn từ xa như đang nổi giữa mặt hồ xanh biếc. Thủy đình này rộng khoảng bốn mét vuông, được dựng nên bằng bốn bức tường có tạo kiểu lối vào mái vòm giống nhau. Trên nóc thủy đình là một lớp ngói nhuốm màu rêu phong. Đây cũng chính là nơi diễn ra trò múa rối nước – một hình thức biểu diễn dân gian mà Thiền sư Từ Đạo Hạnh tìm ra và truyền lại cho người dân nơi đây.

Chùa Thấy với tư cách là một di sản Văn hóa

Nằm tại xứ Đoài yên bình, chùa Thầy ít phải chịu những tác động trong hàng ngàn năm của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, nên ngôi chùa đã giữ lại được bao vẻ bình dị, cổ kính, trở thành trung tâm phật giáo cổ và lớn nhất gần Kinh đô Thăng Long, lưu giữ nhiều di sản văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, chùa Thầy đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Về cách tham quan chùa Thầy

Để đến chùa Thầy, các bạn có thể sử dụng Google map tra đường, đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long rất dễ dàng. Khi tới xã Sài Sơn, cách chùa khoảng 500m có một biển chỉ dẫn lớn dẫn các bạn vào chùa. Trước khi vào, các bạn cần gửi phương tiện đi lại ở khu dân cư và mua vé vào tham quan chùa. Khi vào chùa, các bạn sẽ được các cô, các bác là những người dân địa phương dẫn đi tham quan và lí giải, cung cấp nhiều thông tin về chùa, về những vị Thánh, Phật được thờ phụng trong chùa… Việc để người địa phương hướng dẫn cho khách tham quan là một chiến lược rất đúng đắn của huyện Quốc Oai khi không chỉ giúp cho người dân địa phương thêm hiểu, thêm yêu danh thắng quê hương mình mà còn giúp cho khách tham quan có được những trải nghiệm sâu sắc khi được tiếp xúc với danh thắng và con người nơi đây.

Chùa Thầy là một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Đến với chùa Thầy chúng ta sẽ được trải nghiệm một không gian yên bình, tâm hồn ta vì thế cũng như được xoa dịu, chữa lành. Chắc chắn, các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc khi đặt chân tới ngôi chùa này.

Cách 2:

* Hướng dẫn thực hiện:

Các bước

Nội dung thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bài nói

Tìm hiểu các thông tin về đối tượng người nghe; địa điểm trình bày bài nói (Ở danh thắng, di tích hay ở địa điểm nào khác? Trong phòng hay ngoài trời?); thời lượng cho phép của bài nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tóm tắt nội dung bài viết thành sơ đồ theo trình tự sau:

+ Mở đầu: nêu tên và giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Nội dung chính: trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị lịch sử, văn hóa; cách thức tham quan; …)

+ Kết thúc: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; đưa ra lời mời tham quan (nếu cần).

<![if !supportLists]>- <![endif]>Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh,sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim,…) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói.

Bước 3: Luyện tập, trình bày

- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, mối quan tâm và sự yêu thích của em dành cho danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử giới thiệu.

- Trình bày các thông tin rõ ràng, mạch lạc, chính xác.

- Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim, ngôn ngữ hình thể,…).

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

- Dự kiến các câu hỏi, thắc mắc của người nghe và câu trả lời.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Dựa vào bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài nói của mình đồng thời góp ý cho bài nói của bạn:

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào Ban giám khảo cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu”, chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là Hoàng Minh An, học sinh lớp 9A2, trường THCS Lý Tự Trọng. Đến với cuộc thi ngày hôm nay, tôi xin được giới thiệu với tất cả mọi người về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Ninh quê tôi đó là Vịnh Hạ Long.

Các bạn thân mến! Vịnh Hạ Long là 1 trong những di sản thiên nhiên nổi tiếng nhất của Việt Nam, đã lọt top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vì thế nhắc đến du lịch Hạ Long, chúng ta không thể nào bỏ qua vịnh biển tuyệt đẹp cùng vô số những trải nghiệm hấp dẫn tại đây.

1. Giới thiệu về vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, là nơi giao nhau của một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ và phía Tây Nam giáp với đảo Cát Bà. Vẻ đẹp của vịnh biển này như một bức tranh đa sắc màu, từng đường nét hài hòa đến kì diệu.

Vịnh Hạ Long được công nhận là 1 trong 10 vịnh biển đẹp nhất thế giới, là sự kết hợp hài hòa giữa không gian bầu trời rộng lớn với sự mênh mang, bao la của sông nước. Tại đây du khách sẽ có cơ hội tìm thấy những cảnh sắc mà không một nơi nào trên thế giới có được. Bên cạnh đó những năm gần đây, Quảng Ninh cũng đang đầu tư rất mạnh tay để phát triển tiềm năng du lịch của vịnh Hạ Long. Vì thế nơi đây chắc chắn sẽ là điểm đến vô cùng hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên.

2. Vẻ đẹp của vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có tổng diện tích tự nhiên lên đến hơn 1.500km2 với gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên những cảnh quan vô cùng kỳ vĩ. Bên trong hệ thống đảo của vịnh là những hang động với màu sắc và thạch nhũ đẹp nổi tiếng như: Hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt…

Với những giá trị riêng biệt của mình, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Không chỉ bởi giá trị về mặt thẩm mỹ, mà còn có giá trị rất lớn ở địa chất và địa mạo, có giá trị to lớn với sự phát triển du lịch của địa phương. Đến năm 2011, một lần nữa Vịnh Hạ Long lại vinh dự được là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, khẳng định vẻ đẹp và giá trị của cảnh sắc Việt Nam.

2.1. Quần thể đảo tại vịnh Hạ Long

Quần thể đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch. Các đảo tập trung ở hai vùng chính, là vùng phía Đông Nam của vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam của vịnh Hạ Long. Theo thống kê hiện nay trong 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có khoảng 1.921 đảo đá, đa phần trong số đó có độ cao khoảng 200m. Theo nhiều nghiên cứu địa hình tại vịnh Hạ Long có tuổi kiến tạo địa chất khoảng từ 250 đến 280 triệu năm về trước, được tạo nên từ quá trình vận động nâng lên, hạ xuống của các mảng lục địa, khiến lục địa thành vùng trũng biển. Đồng thời quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa sau hàng triệu năm đã biến vịnh Hạ Long thành độc nhất vô nhị, với địa hình địa thế riêng biệt.

2.2. Những hòn đảo nổi tiếng nhất tại vịnh Hạ Long

- Hòn Gà Chọi

- Đảo Ngọc Vừng

- Đảo Ti Tốp

- Đảo Tuần Châu

3. Cách di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long

Hà Nội cách Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh tầm 170km, di chuyển trong 4 giờ đồng hồ (có xe chạy nhanh thì tầm 3 giờ là bạn đã đến nơi rồi)

- Phương tiện cá nhân

- Phương tiện công cộng (Ô tô)

- Tàu hỏa

- Máy bay

4. Ăn gì ở Hạ Long?

Đi tới Hạ Long không những được ngắm cảnh mà còn được chiêm ngưỡng với rất nhiều món ăn ngon ở đây, đầu tiên có thể kể đến là:

- Chả mực Hạ Long

- Sá Sùng

- Sam biển

Nổi danh là một kỳ quan mà mẹ thiên nhiên mang tặng cho đất nước Việt Nam, Vịnh Hạ Long ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Chúc bạn có một chuyến khám phá Hạ Long với thật nhiều niềm vui và những trải nghiệm lý thú nhé.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Ôn tập trang 86

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

Đánh giá

0

0 đánh giá