Giáo án KTPL 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024): Thị trường lao động, việc làm

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 5: Thị trường lao động, việc làm sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Bài 5: Thị trường lao động, việc làm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong giải quyết vấn đề lao động, việc làm; xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân khi tham gia thị trường lao động, việc làm.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lao động và việc làm, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến lao động, việc làm, để có được việc làm phù hợp trong tương lai.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động để tạo việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin thể hiện về thị trường lao động, việc làm;

- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ và thực hiện yêu cầu (phần Mở đầu SGK tr.34).

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ hiểu biết của HS về các câu tục ngữ, thành ngữ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ SGK tr.34: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây:

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra những hiểu biết về các câu thành ngữ, tục ngữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu trả lời:

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay: có của mà không làm thì rồi cũng hết, có một nghề giỏi trong tay thì suốt đời không lo bị đói. Ruộng đất rộng, tiền của nhiều chưa hẳn là sung sướng, vì còn sợ lo mất trộm, có ngày phải đói, nhưng có sẵn một nghề trong tay thì không sợ đói.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề: chúng ta chỉ nên tập trung vào một công việc nhất định và làm cho tốt nó, không nên có suy nghĩ làm nghề này rồi lại chuyển nghề khác. Bạn cần phải cố gắng học hỏi, theo đuổi và phấn đấu cho công việc đó. Một khi bạn đã lựa chọn là phải chinh phục được nó và có những hài lòng nhất định.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động và việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số về lao động, việc làm phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và mức sống dân cư của một đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu về lao động và việc làm sẽ giúp cho công dân có được sự chuẩn bị, hoàn thiện bản thân khi tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Thị trường lao động, việc làm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm lao động

 

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lao động.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.35 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lao động.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lao động

d. Tổ chức hoạt động:

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Thị trường lao động, việc làm.

Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

...

Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá