Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Công nghệ 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều năm 2024
I. Phạm vi kiến thức:
Bài 8. Giới thiệu chung về chăn nuôi
Bài 9. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Bài 10. Phòng trị bệnh cho vật
II. Câu hỏi ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 7
Câu 1: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?
A. 3 nguyên nhân chính.
B. 4 nguyên nhân chính.
C. 5 nguyên nhân chính.
D. 6 nguyên nhân chính.
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi?
A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.
B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.
C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.
D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Câu 3: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?
A. Bệnh truyền nhiễm
B. Bệnh không truyền nhiễm
C. Bệnh kí sinh trùng
D. Bệnh di truyền
Câu 4: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là
A. do thời tiết không phù hợp.
B. do vi khuẩn và virus.
C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
D. do chuồng trại không phù hợp.
Câu 5: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?
A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.
C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.
D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.
Câu 6: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?
A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.
B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.
D. Thường xuyên đi lại.
Câu 7: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh?
A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.
C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.
D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.
Câu 8: Đối với cơ thể vật nuôi, thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để?
A. Tăng sức đề kháng của vật nuôi.
B. Vật nuôi hoạt động.
C. Cả A và B đúng
D. Đáp án khác
Câu 9: Khi vật nuôi bị bệnh, chúng không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể.
B. Giảm vận động và ăn ít.
C. Giảm năng suất.
D. Tăng giá trị kinh tế.
Câu 10: Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng (phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải?
A. Tiếp tục theo dõi
B. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời
C. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch
D. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi
Câu 11: Khi phát hiện vật nuôi bị ốm, hành động nào sau đây của người chăn nuôi là đúng?
A. Tiếp tục theo dõi thêm một vài hôm.
B. Bán ngay khi có thể.
C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám để điều trị kịp thời.
D. Tự mua thuốc về điều trị.
Câu 12: Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây chuồng nuôi phải lưu ý?
A. Phải thực hiện đúng kĩ thuật và chọn địa điểm
B. Hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che
C. Bố trí các thiết bị khác
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Bệnh nào dưới đây do các vi sinh vật gây ra?
A. Bệnh giun, sán.
B. Bệnh cảm lạnh.
C. Bệnh gà rù.
D. Bệnh ve, rận.
Câu 14: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:
A. Sử dụng vaccine.
B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.
C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.
Câu 15: Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?
A. Bệnh viêm dạ dày.
B. Bệnh giun đũa ở gà.
C. Bệnh ghẻ.
D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Câu 16: Đâu là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?
A. Tiêm vaccine
B. Vệ sinh chuồng trại
C. Môi trường chuồng trại quá nóng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?
A. Bệnh giun đũa
B. Bệnh cúm gia cầm.
C. Bệnh ghẻ.
D. Bệnh viêm khớp.
Câu 18: Phòng bệnh tốt cho vật nuôi không có tác dụng nào sau đây?
1. Tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho vật nuôi.
2. Hạn chế sự tiếp xúc của vật nuôi với nguồn bệnh.
3. Giúp vật nuôi nhanh khỏi bệnh.
4. Ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
5. Tạo miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi chống lại tác nhân gây bệnh.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?
A. Bệnh viêm dạ dày.
B. Bệnh giun đũa ở gà.
C. Bệnh ghẻ
D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Câu 20: Đâu là tác dụng của việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi?
A. Tiêm vaccine có tác dụng tạo miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi chống lại tác nhân gây bệnh.
B. Ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
C. Giảm tác hại của bệnh và giúp vật nuôi nhanh hồi phục.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là
A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.
Câu 22: Xác định đâu là nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta?
A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.
B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
A. Trứng.
B. Thịt.
C. Sữa.
D. Da.
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 25: Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta?
A. Được nuôi ở hầu hết các địa phương.
B. Được nuôi tại một số địa phương nhất định.
C. Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
D. Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Câu 2 7: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?
A. Khí sinh học (biogas).
C. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
B. Vật liệu xây dựng.
D. Thức ăn chăn nuôi.
Câu 28: Đâu là ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi?
A. Kĩ sư chăn nuôi
B. Bác sĩ thú y
C. Kĩ sư trồng trọt
D. Cả A và B đúng
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sản phẩm chăn nuôi rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người.
B. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động.
C. Chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu.
D. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 30: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?
A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.
B. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.
D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.
Câu 31: Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì vật nuôi sẽ như thế nào?
1. Khoẻ mạnh, lớn nhanh.
2. Ít bệnh tật.
3. Cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) với chất lượng cao.
4. Giảm sức đề kháng.
5. Được đảm bảo phúc lợi động vật.
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 4, 5
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 32: Chất lượng vật nuôi đực giống sẽ tác động trực tiếp đến khía cạnh nào?
A. Số lượng và chất lượng đàn con sinh ra.
B. Chất lượng thịt.
C. Chất lượng sữa.
D. Chất lượng trứng.
Câu 33: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 34: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 35: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là:
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.
Câu 36: Y nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày.
B. Cho con vật vận động.
C. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
Câu 37: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là
A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
B. nhanh lớn, nhiều nạc.
C. càng béo càng tốt.
D. nhanh lớn, khoẻ mạnh.
Câu 38: Ý nào dưới đây là một trong những yêu câu cân đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giai đoạn đẻ trứng?
A. Con vật lớn nhanh và cho nhiều thịt.
B. Gia cầm có năng suất và sức bền đẻ trứng cao.
C. Cho chất lượng thịt tốt.
D. Có khả năng thụ thai cao.
Câu 39: Để vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt và cho ra đời sau có chất lượng cao thi cần phải chọn lọc kĩ và quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đực giống cần chú ý những biện pháp nào?
A. Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo, quá gầy
B. Tắm chải và vận động thường xuyên.
C. Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 40: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ trứng.
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị.